Gần 1.000 doanh nghiệp bất động sản quay lại thị trường tháng đầu năm 2025

Tháng đầu năm 2025, cả nước có 974 doanh nghiệp bất động sản quay lại hoạt động, bằng 151% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, hết tháng 1 năm 2025, ngành kinh doanh bất động sản cả nước ghi nhận 273 doanh nghiệp thành lập mới, bằng 76,9% so với năm 2024.

Trong khi đó, số tạm dừng kinh doanh là 2.153 doanh nghiệp, bằng 107,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Số giải thể là 122 doanh nghiệp, bằng 81,9% so với tháng đầu năm 2024.

nnn.jpg
Ảnh minh họa
Quảng cáo

Điểm sáng trong tháng vừa qua là trong khi doanh nghiệp thành lập mới giảm mạnh và tạm dừng kinh doanh tăng thì số quay lại hoạt động tiếp tục ghi dấu ấn khi có tỷ lệ tăng cao nhất với 151%.

Cụ thể, trong tháng đầu năm 2025, cả nước có 974 doanh nghiệp bất động sản quay lại hoạt động, bằng 151% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trước đó, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng đã công bố số liệu cho thấy, tháng đầu năm 2025, vốn ngoại đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam đang giảm mạnh.

Theo báo cáo, tính đến hết tháng 1/2025, ngành kinh doanh bất động sản vẫn duy trì vị trí thứ hai về thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài với gần 1,09 tỷ USD, chiếm 23,5% trong tổng số hơn 4,33 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký nước ngoài vào Việt Nam, giảm 6,4% so với cùng kỳ.

Trước đó, tính đến hết năm 2024, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 về thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài với 6,31 tỷ USD (tăng 1,64 tỷ USD so với năm 2023) và chiếm 16,5% trong tổng số 38,23 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Vì sao cổ phiếu FPT giảm mạnh, vốn hóa “bốc hơi” 33.000 tỷ đồng?

FPT đang chịu áp lực bán đáng kể và hiện đang ở vùng giá thấp nhất kể từ giữa tháng 11 năm ngoái. Vốn hóa thị trường giảm 33.000 tỷ đồng so với đầu năm 2025.

Nhóm cổ phiếu công nghệ Viettel, FPT bứt phá mạnh trong năm 2024 FPT đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 hơn 3 tỷ USD, lợi nhuận năm thứ 5 liên tiếp tăng trưởng trên 20%

Nhiều ngân hàng công bố kế hoạch chia cổ tức "khủng" để tăng vốn điều lệ

Sát thềm mùa đại hội cổ đông 2025, nhiều ngân hàng đã công bố kế hoạch chia cổ tức để tăng vốn nhằm củng cố bộ đệm tài chính, tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững.

Ngân hàng cuối cùng trả cổ tức trong năm 2024 Ngân hàng đầu tiên trả cổ tức trong năm 2025

Chứng khoán BOS lên kế hoạch phát hành thêm 20 triệu cổ phiếu, vốn điều lệ tăng lên gần 1.200 tỷ đồng

Ngoài kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ, kế hoạch kinh doanh khởi sắc hơn năm 2024, BOS còn kỳ vọng cơ quan chức năng khôi phục lại giao dịch chiều mua trong nửa đầu năm 2025.

Ngân hàng đầu tiên trả cổ tức trong năm 2025 VietinBank dự kiến dùng hơn 12.500 tỷ đồng lợi nhuận để chia cổ tức