Gelex đặt mục tiêu lãi trước thuế 1.921 tỷ đồng năm 2024, chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15%

Năm 2024, Tập đoàn Gelex đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất đạt 32.303 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.921 tỷ đồng.

Gelex đặt mục tiêu lãi trước thuế 1.921 tỷ đồng năm 2024, chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15%

Công ty CP Tập đoàn Gelex (mã GEX) vừa công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 dự kiến diễn ra vào ngày 28/3 tới.

Năm 2023, Gelex ghi nhận tổng doanh thu thuần 29.998 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.398 tỷ đồng, lần lượt giảm 6,5% và giảm 32,7% so với năm 2022. So với kế hoạch kinh doanh đề ra, tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, tập đoàn này đã hoàn thành 80% mục tiêu doanh thu và vượt 10% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Đánh giá về năm 2023, Hội đồng quản trị (HĐQT) Gelex cho rằng, 2023 tiếp tục là một năm nhiều biến động và khó khăn của kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam. Trong bối cảnh đó, tập đoàn đã bám sát các định hướng trọng yếu được ĐHĐCĐ thường niên 2023 thông qua, chủ động thích ứng và linh hoạt áp dụng nhiều giải pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh để ứng phó, kiểm soát hiệu quả rủi ro, củng cố nội lực và hoạch định nhiều chiến lược hướng đến phát triển bền vững.

Sang năm 2024, ban lãnh đạo Gelex nhận định bối cảnh nền kinh tế vĩ mô dự kiến sẽ phục hồi nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, Gelex đã xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2024 với mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 32.303 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.921 tỷ đồng, tăng lần lượt 7,7% và 37,5% so với thực hiện 2023.

Cụ thể đối với mảng thiết bị điện, vật liệu xây dựng, trong năm nay Gelex xác định tiếp tục giữ và tăng trưởng thị phần tại thị trường trong nước với các mặt hàng chiến lược thuộc mảng thiết bị điện, đồng thời, từng bước phát triển mở rộng ra thị trường nước ngoài phù hợp. Ngoài ra, Gelex cũng định hướng chú trọng tối ưu hóa sản xuất, đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển, hợp tác với các đối tác lớn để sản xuất các sản phẩm mới với hàm lượng công nghệ cao, phù hợp nhu cầu thị trường.

Song song đó là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiếp tục triển khai các giải pháp tối ưu chi phí, cân đối công nợ, kiểm soát hàng tồn kho, tinh gọn bộ máy/nhân sự, tăng cường quản trị rủi ro,… để nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững vị thế, hỗ trợ cho tăng trưởng bền vững. Thúc đẩy các sản phẩm xanh, ứng dụng giải pháp thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng.

Ở mảng kinh doanh bất động sản, Gelex định hướng gia tăng chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng tiện ích, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, khai thác tối đa hiệu quả quỹ đất.

Với mảng bất động sản khu công nghiệp, Gelex sẽ từng bước chuyển đổi bất động sản khu công nghiệp từ thể thức cơ bản truyền thống thành thành phố công nghiệp tích hợp đô thị sinh thái, hướng đến phát triển xanh và bền vững. Tiếp tục nghiên cứu và đầu tư các dự án công nghiệp, bao gồm các sản phẩm nhà xưởng xây sẵn, nhà kho xây sẵn,...

Quảng cáo

Tập đoàn này cũng sẽ tiếp tục phát triển các dự án nhà ở xã hội, phát triển quỹ đất, đầu tư các dự án nhà ở thương mại, bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản khách sạn/văn phòng cho thuê.

Ngoài ra, năm 2024, Gelex cho biết sẽ tiếp tục tái cơ cấu danh mục đầu tư hiện hữu, tập trung nguồn lực vào các ngành hàng có tiềm năng theo chiến lược của tập đoàn.

Từ nền tảng hợp tác với các tập đoàn đa quốc gia uy tín như Frasers Property, Sembcorp, năm nay, HĐQT Gelex đưa ra định hướng tiếp tục theo đuổi chiến lược phát triển hệ sinh thái đối tác để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, mở rộng và nâng cấp phân khúc sản phẩm có giá trị gia tăng lớn hơn; đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.

Chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15% và ESOP 8 triệu cổ phiếu

Cũng tại đại hội tới, Gelex dự kiến sẽ trình cổ đông về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2023 và năm 2024, phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho cho người lao động (ESOP).

Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2023, Gelex hiện đang có 2.608 tỷ đồng (bằng 30,63% vốn điều lệ) là cổ tức có thể phân phối. Trong đó, 1.945 tỷ đồng là nguồn cổ tức có thể phân phối tối đa bằng tiền. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ không chia cổ tức năm 2023 và chỉ trích 3,3 tỷ đồng vào quỹ khen thưởng, phúc lợi, còn lại sẽ giữ lại để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

image-cuocsongkinhdoanh-vn-ge-709-3191-7188.png

Phương án phân phối lợi nhuận năm 2024 của Gelex - Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Gelex

Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2024, Gelex dự kiến trả cổ tức bằng tiền, tỷ lệ 15% nếu xét thấy việc tạm ứng này phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty. Mức thù lao và các khoản thu nhập khác cho HĐQT là 5,5 tỷ đồng, đồng thời thưởng 20% phần lợi nhuận vượt kế hoạch.

Về phương án ESOP, Gelex dự kiến sẽ phát hành 8 triệu cổ phiếu (tương đương 0,9% số lượng cổ phiếu lưu hành) với giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho Thành viên HĐQT, Thành viên Ban kiểm soát và cán bộ nhân viên. Thời gian phát hành dự kiến là vào quý II/2024 hoặc quý III/2024. Cổ phiếu ESOP sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 3 năm kể từ ngày phát hành.

Dự kiến sau phát hành, vốn điều lệ của Gelex sẽ đạt 8.895 tỷ đồng, số tiền thu được từ đợt phát hành (dự kiến là 80 tỷ đồng) sẽ được sử dụng để bổ sung vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Gelex.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

10 năm doanh nghiệp tư nhân vươn mình

Trong suốt giai đoạn 10 năm vừa qua, các doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam như Vingroup, FPT, Hòa Phát, Thế Giới Di Động, Vietjet, REE, Hoá chất Đức Giang, Gelex, PNJ… đã ghi dấu ấn mạnh mẽ, với sự tăng trưởng vượt bậc về vốn hóa, doanh thu và lợi nh

Hòa Phát đầu tư sản xuất ván sàn cao cấp, mục tiêu lọt top 3 doanh nghiệp lớn nhất sau 5 năm Cổ phiếu của một doanh nghiệp chăn nuôi heo tăng “bốc đầu” trong ngày VN-Index “bốc hơi” gần 2 điểm

Viconship gia tăng ảnh hưởng tại Hải An

Hai lãnh đạo cấp cao của Viconship – ông Nguyễn Xuân Dũng và ông Tạ Công Thông – vừa được đề cử tham gia Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) cho nhiệm kỳ 2023–2028.

Viconship dự chi gần 320 tỷ đồng mua 37,55% vốn tại Vinaship, Dragon Capital rời ghế cổ đông lớn PVD Viconship trở thành cổ đông lớn của Vinaship, TTC Agris muốn mua 40% vốn Betrimex

Nestlé Việt Nam bị phạt vì vi phạm quy định trong hoạt động quảng cáo

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam vừa bị Công an tỉnh Đồng Nai xử phạt hành chính 80 triệu đồng do vi phạm các quy định trong hoạt động quảng cáo sản phẩm thực phẩm bổ sung sữa lúa mạch Nestlé Milo.

Vi phạm về phòng cháy chữa cháy, loạt cơ sở tại 2 dự án lớn của GP Invest bị Công an Cầu Giấy “nhắc tên” Bộ trưởng Tài chính nhắc vi phạm của E&Y, Deloitte,… tại SCB

Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại Nam Long

4 quỹ thành viên thuộc Dragon Capital đã bán ra tổng cộng 1,1 triệu cổ phiếu NLG, hạ tổng sở hữu của cả nhóm từ 20,05 triệu đơn vị, chiếm tỷ lệ 5,2% vốn điều lệ xuống còn 18,95 triệu đơn vị chiếm 4,92% vốn điều lệ Nam Long.

Doanh số bán hàng của Vinhomes, Khang Điền, Nam Long dẫn đầu ngành bất động sản nhờ các dự án mới ra mắt ở Hà Nội và TP.HCM Cổ đông lớn đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu NLG của Nam Long