Giá cao su thế giới tăng 9 phiên liên tiếp đạt “đỉnh” 13 năm

Thị trường cao su thế giới vừa trải qua chuỗi 9 phiên tăng liên tiếp và đạt mức cao chưa từng thấy trong hàng thập kỷ.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Giá cao su thế giới tăng 9 phiên liên tiếp đạt “đỉnh” 13 năm

Giá cao su tăng trong bối cảnh thời tiết mùa đông ở những nước sản xuất chủ chốt làm hạn chế sản lượng cao su, giá dầu đang tăng cao và lo ngại thời tiết ở những nước sản xuất chính tiếp tục diễn biến bất lợi.

Trên sàn giao dịch Osaka (OSE) của Nhật Bản, giá cao su kỳ hạn tháng 8/2024 – hiện là giá tham chiếu – kết thúc phiên thứ Sáu (15/3) tăng 19 yen so với phiên thứ Năm (tăng 5,71%) lên 352 yen (2,26 USD)/kg, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 22/9/2011. Trong phiên, có lúc giá đạt 352,2 yen, mức cao nhất trong ngày kể từ ngày 1/2/2017.

Tính chung cả tuần, hợp đồng này tăng giá 12,46%, mức tăng hàng tuần mạnh nhất kể từ tháng 10/2020.

Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 5/2024 trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) của Trung Quốc tăng 435 nhân dân tệ lên 14.790 nhân dân tệ (109,80 USD)/tấn.

Hợp đồng cao su giao tháng 4/2024 trên nền tảng SICOM của Sở Singapore Exchange tăng 1,82% lên 168 US cent/kg.

Có hàng loạt các yếu tố đang đẩy giá cao su tăng lên.

Trước hết phải kể đến chi phí nguyên liệu tăng và nguồn cung hạn chế từ các nước sản xuất chính như Thái Lan, Châu Phi và Việt Nam trong giai đoạn mùa đông. Cơ quan khí tượng Thái Lan cảnh báo thời tiết nắng nóng kèm theo giông ở nhiều khu vực từ ngày 14 đến ngày 20/3.

Cao su tấm hun khói tiêu chuẩn của Thái Lan (RSS3) đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 2/2017. Theo đó, cao su tấm RSS3 được báo giá ở mức 97,22 baht Thái (2,72 USD)/kg (FOB). Farah Miller, Giám đốc điều hành của Helixtap Technologies, một công ty dữ liệu độc lập tập trung vào cao su, cho biết: “Giá cao su nguyên liệu RSS3 tiếp tục tăng trong tuần này, điều này là bình thường vì đang mùa đông”. Ông cho biết các hợp đồng cao su kỳ hạn tương lai đang bị đẩy lên theo tốc độ tăng giá của cao su hàng thực.

Trong khi đó, giá dầu thô thế giới tuần này tăng mạnh, tăng khoảng 4% lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 11/2023 do do Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán thị trường sẽ thắt chặt hơn vào năm 2024 và nâng mức dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm nay. Cao su tự nhiên thường chịu tác động bởi giá dầu do cạnh tranh thị phần với cao su tổng hợp - được sản xuất từ dầu thô.

IEA đã nâng dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2024 lần thứ tư kể từ tháng 11 khi các cuộc tấn công của Houthi làm gián đoạn hoạt động vận chuyển trên Biển Đỏ nhưng cảnh báo rằng "sự suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ là một trong những trở ngại đối với tiêu thụ dầu".

Cơ quan giám sát năng lượng thế giới này dự báo nhu cầu dầu sẽ tăng 1,3 triệu thùng/ngày vào năm 2024, tăng 110.000 thùng/ngày so với dự đoán tháng trước, nhưng vẫn thấp hơn mức tăng trưởng 2,3 triệu thùng/ngày trong năm ngoái. IEA cũng cắt giảm dự báo nguồn cung năm 2024 và hiện dự kiến nguồn cung dầu sẽ tăng 800.000 thùng/ngày lên 102,9 triệu thùng/ngày trong năm nay.

Trong khi đó, thông tin từ hãng Tesla cho hay hãng này đang mở rộng sản xuất sang Đông Nam Á, nhấn mạnh thị trường khu vực này đang phát triển nhanh chóng, từ đó sẽ thúc đẩy nhu cầu cao su sản xuất lốp xe tăng lên. Trong một bài đăng trên nền tảng truyền thông xã hội X, (trước đây gọi là Twitter), ông Rohan Patel, quan chức cấp cao phụ trách chính sách công và phát triển kinh doanh cấp cao của Tesla, ngày 12/3 cho biết việc mở rộng tại Đông Nam Á là ưu tiên của hãng xe điện này.

Ông Patel nhấn mạnh về sự phát triển nhanh chóng của Đông Nam Á, nơi nhà sản xuất xe điện của Mỹ đối mặt với sự cạnh tranh của đối thủ BYD (Trung Quốc). Đông Nam Á đã nổi lên như một trong những thị trường xe điện nóng nhất trong những năm gần đây và có thể mang lại cho Tesla một lượng khách hàng lớn vào thời điểm nhu cầu tại Mỹ chậm lại.

Trong bối cảnh hiện nay, ngành cao su Việt Nam đặt mục tiêu gia tăng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2024. Thực tế là xuất khẩu đã khởi sắc ngay từ đầu năm, với khối lượng xuất khẩu trong tháng 1/2024 đạt 210.327 tấn cao su, tương đương kim ngạch trên 296,71 triệu USD, tăng 55,9% về khối lượng, tăng 62,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, theo dữ liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan.

Thị trường Trung Quốc đứng đầu về tiêu thụ cao su của Việt Nam trong tháng 1/2024, chiếm 79,8% trong tổng lượng và chiếm 78,5% trong tổng kim ngạch cao su xuất khẩu của cả nước, đạt 167.814 tấn, tương đương trên 232,97 triệu USD, giá trung bình 1.388 USD/tấn; so với tháng 1/2023 tăng mạnh 56,5% về lượng, tăng 64,2% về kim ngạch và tăng 4,9% về giá. Ấn Độ là thị trường thứ 2, chiếm 5,6% trong tổng lượng và 5,9% trong tổng kim ngạch, đạt 11.836 tấn, tương đương 17,61 triệu USD.

Đáng chú ý, xuất khẩu sang một số thị trường có tỷ trọng nhỏ nhưng đang tăng trưởng rất mạnh, tăng trên 100%. Trong đó, xuất khẩu sang Sri Lanka tháng 1/2024 tăng 3.507% về khối lượng và tăng 3.342% về kim ngạch, đạt lần lượt 2.344 tấn và 3.489.546 USD; sang Vương quốc Anh tăng 1.214% về khối lượng và 1.804% về kim ngạch, đạt lần lượt 565 tấn và 754.200 USD.

Hy vọng trong thời gian tới, xuất khẩu cao su sẽ tiếp tục khởi sắc, đưa tổng xuất khẩu năm 2024 tăng trưởng đạt mức cao.

Nguồn: Reuters

Theo markettimes.vn

Cùng chuyên mục Thế giới

Ngân hàng trung ương toàn cầu 'tiến thoái lưỡng nan' khi FED chưa hạ lãi suất

Ngân hàng trung ương toàn cầu 'tiến thoái lưỡng nan' khi FED chưa hạ lãi suất

Nếu các khu vực khác cắt giảm lãi suất mạnh hơn so với Mỹ, họ đương đầu với rủi ro gây tổn hại đến nền kinh tế của chính mình bởi chênh lệch về tỷ giá, chi phí nhập khẩu và lạm phát.

Các ngân hàng trung ương “đau đầu” trước khả năng FED trì hoãn cắt giảm lãi suất Kỳ vọng lớn hơn về khả năng FED hạ lãi suất đẩy giá dầu tăng mạnh
Từng mất giá thê thảm vào năm ngoái, đồng tiền của quốc gia “siêu lạm phát” vượt mặt hơn 140 đối thủ, bật tăng mạnh nhất so với đô la Mỹ

Từng mất giá thê thảm vào năm ngoái, đồng tiền của quốc gia “siêu lạm phát” vượt mặt hơn 140 đối thủ, bật tăng mạnh nhất so với đô la Mỹ

Đồng peso tăng vọt nhờ các biện pháp kiềm chế lạm phát và thắt lưng buộc bụng của Tổng thống Argentina Javier Milei.

Việt Nam – Trung Quốc: Mở rộng hợp tác và phát triển nguồn nguyên liệu mỹ phẩm từ thiên nhiên Cổ phiếu bị bán mạnh trên thị trường chứng khoán Mỹ
Xuất hiện dấu hiệu cho thấy kinh tế Trung Quốc 'hụt hơi'

Xuất hiện dấu hiệu cho thấy kinh tế Trung Quốc 'hụt hơi'

Giá bán các sản phẩm sản xuất giảm đã làm giảm đáng kể biên lợi nhuận của doanh nghiệp công nghiệp. Các doanh nghiệp này buộc phải tìm cách xuất khẩu nhiều hàng hóa ra thị trường nước ngoài, tuy nhiên bối cảnh thế giới đang có những yếu tố không thuận.

Người Trung Quốc vẫn mua mạnh vàng bất chấp giá cao Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc gây bất ngờ
Giá vàng có tuần hạ mạnh nhất trong nhiều tháng

Giá vàng có tuần hạ mạnh nhất trong nhiều tháng

3 tháng liên tiếp, các số liệu lạm phát Mỹ cao hơn kỳ vọng cho thấy diễn biến của lạm phát về mức mục tiêu 2% theo tính toán của Ngân hàng Trung ương Mỹ đã chững lại. Nhiều khả năng quyết định hạ lãi suất sẽ bị lùi thời gian hơn nữa.

Bất ngờ với diễn biến giá vàng thế giới Đây là lí do các doanh nghiệp không "mặn mà" tham gia đấu thầu vàng
Kỳ vọng lớn hơn về khả năng FED hạ lãi suất đẩy giá dầu tăng mạnh

Kỳ vọng lớn hơn về khả năng FED hạ lãi suất đẩy giá dầu tăng mạnh

Thông tin sản xuất tại Mỹ suy giảm đang khiến nhiều người tin FED sẽ buộc phải hạ lãi suất cơ bản đồng USD để cứu kinh tế, qua đó đẩy giá dầu tăng mạnh.

Giá dầu thế giới hạ mạnh khi căng thẳng Trung Đông tạm lắng dịu Sau dầu thô và khí đốt, Nga bất ngờ đón thêm lệnh trừng phạt với mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2, láng giềng Việt Nam chuẩn bị hưởng lợi lớn
Ảnh: BullionVault

Giá vàng thế giới bất ngờ sụt giảm mạnh

Một số chuyên gia về thị trường vàng cảnh báo rằng giá vàng sẽ giảm thêm khi thị trường chuyển sự chú ý trở lại sang chính sách tiền tệ của Mỹ và kỳ vọng rằng FED sẽ duy trì chính sách tiền tệ tích cực lâu hơn dự kiến.

Giá vàng SJC giảm mạnh sau thông báo hủy đấu thầu của Ngân hàng Nhà nước Không đủ doanh nghiệp đăng ký dự thầu, NHNN hủy phiên đấu thầu vàng miếng sáng nay
Các ngân hàng trung ương “đau đầu” trước khả năng FED trì hoãn cắt giảm lãi suất

Các ngân hàng trung ương “đau đầu” trước khả năng FED trì hoãn cắt giảm lãi suất

Quan chức các ngân hàng trung ương trên thế giới đang nỗ lực để bắt kịp với việc các động thái thay đổi liên tục từ phía Ngân Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). FED gần đây đã thiết lập lại kỳ vọng cắt giảm lãi suất khi dữ liệu lạm phát của Mỹ khiến thị trường tài chính toàn cầu biến động.

Thước đo lạm phát yêu thích của FED tăng khớp dự báo, NHTW dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất vào thời điểm nào? Giá vàng thế giới lập kỷ lục mới khi FED lần đầu tiên nói về 3 lần hạ lãi suất
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc gây bất ngờ

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc gây bất ngờ

Chuyên gia tại Oxford Economics, ông Louis Loo, nhận xét số liệu công bố mới đây phản ánh cho sự phục hồi trên diện rộng của hoạt động sản xuất tiêu dùng người dân cũng như ảnh hưởng dẫn truyền từ việc nới lỏng chính sách giúp cho đầu tư tăng trưởng.