Giá vàng đã đạt mức cao kỷ lục vào thứ Ba (5/3) khi thị trường ngày càng kỳ vọng vào việc Mỹ sắp nới lỏng chính sách tiền tệ và rủi ro địa chính trị thúc đẩy các quỹ mua vào, từ đó có thể đẩy giá kim loại quý này tăng cao hơn nữa.
Các yếu tố cơ bản lúc này đều hỗ trợ cho giá vàng tăng, bao gồm nhu cầu vàng vật chất trên thị trường châu Á mạnh mẽ và hoạt động mua vàng của các ngân hàng trung ương cũng như vị thế tài sản trú ẩn an toàn truyền thống của vàng thỏi. Các ngân hàng trung ương đã mua ròng vàng 8 tháng liên tiếp.
Giá vàng giao ngay trên Sàn Liên lục địa (LBMA) – tham chiếu cho thị trường vàng toàn cầu - ngày 5/3 có lúc đạt tới 2.141,59 USD, mức cao chưa từng có trong lịch sử và cao hơn 16% so với đầu năm 2024.
Giá vàng hiện đang diễn biến vượt xa kỳ vọng hồi đầu năm. Kết quả cuộc thăm dò ý kiến của các nhà phân tích của Reuters tháng 1/2024 dự kiến giá vàng sẽ đạt trung bình 2.053,50 USD/ounce vào năm 2024, trong đó quý I/2024 giá sẽ trung bình 2.050 USD/ounce. Các nhà phân tích cho biết cuộc xung đột đang diễn ra ở Trung Đông, các cuộc bầu cử ở các nền kinh tế lớn, hoạt động mua vào của ngân hàng trung ương và khả năng phục hồi của các quỹ giao dịch trao đổi vàng (ETF) sẽ làm tăng sức hấp dẫn của vàng.
Frank Schallenberger, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa tại LBBW, cho biết: “Nếu tốc độ hạ lãi suất mạnh lên vào nửa cuối năm 2024, rất có thể chúng ta sẽ chứng kiến giá vàng đạt mức cao kỷ lục mới nữa”. Nhà phân tích độc lập Ross Norman cho biết những thay đổi tiềm ẩn trong bối cảnh chính trị "chỉ là một sự không chắc chắn khác khiến vàng phát triển mạnh".
Theo truyền thống, vàng được coi là một nơi an toàn để đầu tư trong thời kỳ bất ổn về tài chính và kinh tế, nhưng vì vàng không mang lại lãi suất nên nó có xu hướng mất đi sức hấp dẫn khi lãi suất tăng.
Các nhà đầu tư tiếp tục cân nhắc thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu kinh tế Mỹ vừa công bố yếu hơn dự đoán.
Cụ thể, chỉ số PMI lĩnh vực dịch vụ do ISM theo dõi đã giảm xuống 52,6 điểm vào tháng 2 năm 2024, thấp hơn mức dự báo - là 53, trong khi số lượng đơn đặt hàng tại nhà máy giảm 3,6% trong tháng 1, nhiều hơn so với dự đoán là giảm 2,9%. Những thông tin này, cùng với dữ liệu trước đó về việc chi tiêu trong các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng không tích cực như dự kiến, đã khiến thị trường gia tăng kỳ vọng vào khả năng các nhà hoạch định chính sách Mỹ sẽ có lập trường quan điểm chính sách ôn hòa hơn, điều đó đang và sẽ thúc đẩy nhu cầu vàng thỏi.
Các thị trường hiện đang dự đoán có gần 55% khả năng Fed sẽ giảm lãi suất vào tháng 6. Ngoài ra, giá vàng – một tài sản trú ẩn an toàn - được củng cố bởi căng thẳng địa chính trị đang diễn ra ở Trung Đông và các mối đe dọa suy thoái kinh tế ngày càng gia tăng ở các nước phát triển. Để có thêm manh mối về khả năng Mỹ bắt đầu chu kỳ nới lỏng, các nhà đầu tư sẽ theo dõi báo cáo việc làm hàng tháng của Mỹ, một báo cáo rất quan trọng, sẽ được công bố vào thứ Sáu (8/3) và bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell trước Quốc hội Mỹ vào thứ Tư và thứ Năm (6 và 7/3).
Diễn biến giá vàng và USD.
Từ góc độ phân tích kỹ thuật, vàng vẫn có thể tăng hơn nữa lên mức 2.180 USD, mức dự báo Fibonacci.
Alexander Zumpfe, nhà kinh doanh kim loại quý cao cấp thuộc Heraeus. cho biết: “Những thông tin sẽ có trong vài ngày tới, đặc biệt là với các dữ liệu kinh tế quan trọng sắp được công bố và bài phát biểu của ông của Powell, sẽ rất quan trọng trong việc xác định liệu vàng có thể duy trì quỹ đạo hiện tại không hay chúng ta sẽ chứng kiến một sự đảo chiều”.
Nhà phân tích quốc tế độc lập Ross Norman kỳ vọng vàng sẽ đạt 2.300 USD trong năm nay: "Rõ ràng là Fed chắc chắn sẽ cắt giảm lãi suất và bạn sẽ bắt đầu thấy thị trường tiến tới những con số đó. Liệu điều đó có xảy ra trong vài tuần tới không? Có thể là không. Nhưng sẽ xảy ra, có thể trong khoảng thời gian sáu tháng tới."
Lượng vàng nắm giữ bởi các quỹ giao dịch trao đổi được hỗ trợ bằng vàng (ETF), một yếu tố quan trọng khác về nhu cầu vàng, tiếp tục giảm. Quỹ ETF – quỹ hoán đổi vàng lớn nhất thế giới - nắm giữ lượng vàng giảm 7% từ đầu năm đến nay.
Lượng vàng các quỹ ETF nắm giữ.
Giá bạc giao ngay cũng đã bắt đầu phục hồi kể từ thứ Hai, vượt qua các ngưỡng kỹ thuật chính, ngày 5/3 cũng tăng lên mức cao nhất kể từ 28/2/2023, là 23,94 USD/ounce
Ole Hansen, người đứng đầu bột phận chiến lược hàng hóa của Ngân hàng Saxo, cho biết: “Điều đó có nghĩa là vàng hiện không tăng giá một mình và tạo cơ hội tăng trưởng bền vững hơn”.
Các nhà phân tích Reuters dự báo giá bạc sẽ trung bình 24,94 USD/ounce vào năm 2024, tăng so với mức 24,85 USD ước tính trong cuộc thăm dò trước đó.
Các nhà phân tích cũng cho biết bạc sẽ được hưởng lợi từ hiệu suất của vàng nhưng sự phục hồi nhu cầu của Trung Quốc và chứng khoán thị trường có thể sẽ quyết định hành động giá.
Nhà phân tích Suki Cooper của Standard Chartered cho biết: “Trong khi cán cân cung cầu bạc có vẻ sẽ thắt chặt vào năm 2024, lượng tồn kho dồi dào trên mặt đất có khả năng hạn chế rủi ro tăng giá mạnh”.
Năm nay giá vàng và bạc tăng, trong khi bạch kim và palladium giảm.
Frank Schallenberger, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa tại LBBW, cho biết: “Nếu tốc độ hạ lãi suất tăng vào nửa cuối năm 2024, rất có thể chúng ta sẽ chứng kiến giá vàng đạt mức cao kỷ lục mới”.
Các nhà kinh tế tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ đợi đến quý 2 trước khi cắt giảm lãi suất, theo một cuộc thăm dò riêng của Reuters.
Theo truyền thống, vàng được coi là một nơi an toàn để đầu tư trong thời kỳ bất ổn về tài chính và kinh tế, nhưng vì nó không mang lại lãi suất nên nó có xu hướng mất đi sức hấp dẫn khi lãi suất tăng.
Tham khảo: Reuters