Hoa Kỳ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam khởi nghiệp trong lĩnh vực biến đổi khí hậu

Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT), Công ty Cổ phần Công nghệ VMO Holdings (VMO) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác và khai trương Trung tâm Hợp tác Khởi nghiệp về Biến đổi Khí hậu (CCE Hub).

Việt Nam là nước thứ 2 mà chương trình CCE Hub được triển khai, với hoạt động đầu tiên là cung cấp không gian sáng tạo cho những người khởi nghiệp về lĩnh vực biến đổi khí hậu.

Với việc ký kết và khai trương CCE Hub, các bên thống nhất cùng nhau hướng đến thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực biến đổi khí hậu thông qua sử dụng các nguồn lực doanh nghiệp khởi nghiệp, khai thác công nghệ, để từ đó giảm thiểu biến đổi khí hậu và tăng trưởng kinh tế bằng nguồn năng lượng sạch.

Bà Dorothy McAuliffe, Đặc phái viên về Quan hệ Đối tác Toàn cầu thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, “Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cùng với các đối tác tổ chức đã sẵn sàng sử dụng trung tâm này trong những năm tới để nhận diện và quy tụ các doanh nhân tập trung phát triển bền vững và trang bị cho họ các công cụ và nguồn lực cần thiết để đưa ra thị trường các giải pháp về biến đổi khí hậu phù hợp. Chúng tôi tin tưởng rằng trung tâm CCE sẽ góp phần thúc đẩy phát triển Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện được thiết lập giữa Việt Nam và Hoa Kỳ".

CCE Hub đặt tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, là không gian sáng tạo chuyên dụng được thiết kế để cung cấp không gian cộng đồng cho những người sáng lập và khởi nghiệp. Mục tiêu của Trung tâm là tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các doanh nghiệp có khả năng tồn tại trên thị trường, đi tiên phong trong các giải pháp bền vững mới nổi hoặc đổi mới các giải pháp hiện có. Tập trung vào tính bền vững, đó là năng lượng sạch, nông nghiệp bền vững, tài chính khí hậu, khả năng phục hồi và chống chịu với biến đổi khí hậu cũng như các dự án phục hồi.

Quảng cáo

Chia sẻ về CEE Hub, PGS.TS Trần Quang Anh – Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, hy vọng rằng “CCE Hub sẽ tạo một không gian sáng tạo chuyên dụng được thiết kế cho người sáng tạo và khởi nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu bền vững như năng lượng sạch, nông nghiệp bền vững...

Với vai trò là đơn vị quản lý CEE Hub tại Việt Nam, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và VMO sẽ nỗ lực là cầu nối của cộng đồng doanh nghiệp và có những đóng góp thiết thực cho sự phát triển bền vững của môi trường và biến đổi khí hậu, vì lợi ích cộng đồng”.

Để ghi nhận vai trò quan trọng của tinh thần khởi nghiệp trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thành lập Chương trình Hợp tác Khởi nghiệp về Biến đổi khí hậu (CCE) tại COP26 ở Glasgow với tư cách là đối tác công tư giữa Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và các đối tác thuộc khu vực tư nhân. CCE nhằm mục đích giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu và góp phần trao quyền kinh tế cho các nước đang phát triển bằng cách nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp tập trung vào các giải pháp khí hậu.

Thông qua hỗ trợ vốn, nâng cao năng lực, hỗ trợ kỹ thuật, tiếp cận cố vấn và xây dựng mạng lưới trong giai đoạn đầu và giai đoạn tăng trưởng, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và các đối tác có thể hỗ trợ các doanh nhân về biến đổi khí hậu thu hút các bên liên quan, cải thiện thiết kế, tạo dựng chỗ đứng trong thị trường, từ đó triển khai các công nghệ và giải pháp hiệu quả để tạo ra tác động lớn hơn trên toàn cầu.

Ngày 10/9/2023, Hoa Kỳ và Việt Nam công bố nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Tổng thống Joe Biden hoan nghênh các cam kết về khí hậu của Việt Nam trong khuôn khổ Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP), cũng như mục tiêu không phát thải nhà kính vào năm 2050.

Hoa Kỳ đã cam kết hỗ trợ Việt Nam cả về tài chính lẫn công nghệ khí hậu tiên tiến để thực hiện các cam kết quốc tế về khí hậu. Việt Nam hoan nghênh các dự án do các tổ chức tài chính quốc tế, trong đó có Ngân hàng Thế giới, tài trợ trong các lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, tăng trưởng xanh và cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Hai “gà đẻ trứng vàng” của Masan

Mảng hàng tiêu dùng (Masan Consumer) và bán lẻ (WinCommerce) hiện là hai lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, chiếm gần 80% doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn Masan. Đây cũng là hai động lực tăng trưởng lớn nhất của Masan trong giai đoạn sắp tới.

Đạt doanh thu hơn 78.000 tỷ đồng năm 2023, Masan đặt mục tiêu lãi gấp đôi trong năm 2024 Vét hết 19.000 tỷ ra chia: Masan Consumer muốn trả thêm cổ tức bằng tiền tỷ lệ 168% sau khi đã chia cổ tức tỷ lệ 100%

Viconship trở thành cổ đông lớn của Vinaship, TTC Agris muốn mua 40% vốn Betrimex

Viconship vừa trở thành cổ đông lớn thứ hai của Vinaship sau khi nhận chuyển nhượng hơn 12,76 triệu cổ phiếu VNA, nâng sở hữu lên hơn 13,6 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 40,01% vốn tại Vinaship.

Viconship sắp nâng vốn lên gần 2.900 tỷ đồng, tăng vay nợ để thực hiện M&A Xử phạt 1,2 tỷ đồng với CTCP Đầu tư Mavico - cổ đông của Kosy vì giao dịch cổ phiếu không báo cáo

Điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân lên 2.103 đồng/kWh từ ngày 11/10/2024

Từ ngày 11/10/2024, giá bán lẻ điện bình quân là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Điểm danh dự án điện tái tạo Bộ Công an vừa yêu cầu EVN cung cấp hồ sơ EVN có lãi gộp hơn 8.500 tỷ trong quý 2/2024, lỗ lũy kế đã vượt 52.000 tỷ đồng

Bà Trương Mỹ Lan đòi 2.500 tỷ đồng từ Novaland

Theo bị cáo Trương Mỹ Lan, đối với dự án Tân Thành Long An, bị cáo đề nghị Novaland thanh toán 2.500 tỷ đồng bằng tiền mặt cho bị cáo liên quan đến dự án Tân Thành Long An để khắc phục hậu quả của vụ án.

Cổ phiếu Novaland “thăng hoa”, thanh khoản tăng đột biến Novaland lý giải khoản lỗ hơn 7.300 tỷ đồng sau soát xét bán niên