Hòa Phát bị xử phạt vì không đảm bảo số lượng thành viên hội đồng quản trị độc lập

Dù đã bầu bổ sung 2 thành viên hội đồng quản trị độc lập tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 nhưng Hòa Phát vẫn bị xử phạt vì không đảm bảo số lượng thành viên hội đồng quản trị độc lập theo quy định.

img_0377.jpeg

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG).

Cụ thể, Hòa Phát bị phạt tiền 112,5 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 15 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định số 156/2020/NĐ-CP) được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP đối với hành vi không đảm bảo cơ cấu, số lượng thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) độc lập.

Quyết định của UBCKNN nêu rõ, đến thời điểm tháng 5/2024, Hòa Phát có 9 thành viên HĐQT nhưng chỉ có 2 thành viên HĐQT độc lập, không đảm bảo số lượng thành viên HĐQT độc lập theo quy định (tối thiểu 20%).

Quảng cáo

Trước đó, tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Hòa Phát đã thông qua bổ sung hai thành viên HĐQT độc lập nhiệm kỳ là ông Đặng Ngọc Khánh và ông Chu Quang Vũ, nâng tổng số thành viên HĐQT lên 9 người, do ông Trần Đình Long làm Chủ tịch HĐQT.

Theo báo cáo thường niên 2023, HĐQT của Hòa Phát ngoài Chủ tịch Trần Đình Long còn có các ông Trần Tuấn Dương, Nguyễn Mạnh Tuấn, Doãn Gia Cường, Hoàng Quang Việt, Nguyễn Việt Thắng và Nguyễn Ngọc Quang.

Số lượng thành viên HĐQT như trên đã được Hòa Phát duy trì trong hai năm trước đó (2021, 2022) và không có thành viên HĐQT độc lập. Vấn đề này đã được cổ đông Hòa Phát chất vấn trong các kỳ đại hội đồng cổ đông và thậm chí tháng 5/2022, Hòa Phát cũng đã từng bị xử phạt vì không đảm bảo cơ cấu, số lượng thành viên HĐQT độc lập.

Hòa Phát hiện là doanh nghiệp dẫn đầu ngành thép và cũng là công ty có vốn điều lệ lớn thứ 3 trên sàn chứng khoán Việt Nam với vốn điều lệ gần 64.000 tỷ đồng, chỉ sau hai ngân hàng VPBank và Techcombank.

Tại thời điểm lập danh sách họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Hòa Phát đang có gần 166.000 cổ đông, giảm khoảng 13.000 cổ đông so với năm 2023. Trên sàn HOSE, cổ phiếu HPG chốt phiên 28/6 ở mức 28.300 đồng/cổ phiếu, tương đương giá trị vốn hóa 181.000 tỷ đồng, xếp thứ 4 trong danh sách các công ty niêm yết lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam, sau Vietcombank, BIDV và FPT.

Về hoạt động kinh doanh, năm 2024, Hòa Phát đặt kế hoạch đạt doanh thu 140.000 tỷ và lợi nhuận sau thuế 10.000 tỷ đồng, tăng lần lượt 16% và 47% so với thực hiện năm 2023. Trong quý I/2024, công ty ghi nhận doanh thu thuần 30.852 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế gần 2.900 tỷ đồng, gấp 7,5 lần cùng kỳ. Với kết quả này, Hòa Phát đã thực hiện được 22% kế hoạch doanh thu và 29% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Doanh nghiệp buôn thực phẩm mua 17,2 triệu cổ phiếu VIB, Chủ tịch Digiworld không còn là cổ đông lớn Viettel Construction

Công ty CP Đầu tư Phát triển Quang Kim báo cáo đã mua vào 17,2 triệu cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam vào ngày 11/11, nâng tỷ lệ sở hữu tại VIB lên 0,577%.

Viettel Construction (CTR) báo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận kỷ lục năm 2023 Viettel Construction báo lãi kỷ lục năm 2023

Nhiều động thái mới tại Tập đoàn FLC

FLC đã tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát; khởi động lại hàng loạt dự án trọng điểm, tích cực triển khai các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về pháp lý và tài chính cho các dự án.

FLC sau 2 năm tái cấu trúc: Đã cắt giảm 60% nhân sự, trả 4.400 tỷ đồng nợ vay Gần 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào cuối năm: Các công ty liên quan đến Vạn Thịnh Phát, Novaland, FLC đóng góp nghìn tỷ, LDG có Chủ tịch vừa bị khởi tố cũng sẽ phải trả hàng trăm tỷ