Hòa Phát nộp ngân sách Nhà nước hơn 9.000 tỷ, riêng Dung Quất nộp 5.500 tỷ đồng

Tập đoàn Hòa Phát đang hoạt động và đóng góp ngân sách nhà nước tại 25 tỉnh, thành phố trên cả nước. Năm 2023, Hòa Phát đã nộp vào ngân sách Nhà nước hơn 9.000 tỷ đồng.

Hòa Phát nộp ngân sách Nhà nước hơn 9.000 tỷ, riêng Dung Quất nộp 5.500 tỷ đồng

Năm 2023, Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) đã nộp vào ngân sách Nhà nước hơn 9.000 tỷ đồng. Trong đó, các công ty thành viên có đóng góp ngân sách nhiều nhất là Thép Hòa Phát Dung Quất, Thép Hòa Phát Hải Dương, Ống thép Hòa Phát, Thép Hòa Phát Hưng Yên, Điện máy gia dụng.

Tổng số thuế, phí các loại của Công ty Thép Hòa Phát Dung Quất nộp cho ngân sách bao gồm: thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu, thuế nội địa… đạt hơn 5.500 tỷ đồng và là công ty thành viên của Tập đoàn Hòa Phát có đóng góp nhiều nhất. Thép Hòa Phát Hải Dương là công ty thành viên có số nộp ngân sách nhiều thứ hai trong Tập đoàn Hòa Phát với trên 1.300 tỷ đồng.

Một số công ty thành viên khác của Tập đoàn có số nộp lớn cho ngân sách Nhà nước như: Ống thép Hòa Phát, Thép Hòa Phát Hưng Yên, Điện máy gia dụng Hòa Phát, Xây dựng và Phát triển đô thị Hòa Phát, Tôn Hòa Phát, Khoáng sản An Thông….

Trong danh sách 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) lớn nhất năm 2022 - V.1000, Hòa Phát đóng góp 8 đơn vị thành viên trong danh sách này.

Quảng cáo

Ra đời từ năm 1992, Tập đoàn Hòa Phát hoạt động theo 5 lĩnh vực: Gang thép - Sản phẩm thép - Nông nghiệp - Bất động sản - Điện máy gia dụng. Hòa Phát sở hữu hệ sinh thái sản phẩm đa dạng chất lượng cao. Các sản phẩm thép của Tập đoàn nổi bật là thép xây dựng, thép cuộn cán nóng, thép chất lượng cao, thép dự ứng lực, ống thép, tôn mạ, container. Trong ngành điện máy gia dụng, Hòa Phát có hàng loạt sản phẩm như tủ đông, điều hòa, tủ lạnh, máy lọc nước, máy giặt, máy rửa bát, bếp từ, máy làm mát...

Tập đoàn đang hoạt động và đóng góp ngân sách nhà nước tại 25 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hòa Phát còn tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tập trung vào 4 nhóm chính: Y tế - Giáo dục – Giao thông và Cộng đồng thông qua các hoạt động tài trợ phẫu thuật tim bẩm sinh cho trẻ em nghèo, Xuân yêu thương… Trong năm 2023, Tập đoàn tiếp tục thực hiện chương trình “Chặng đường nối yêu thương” do Hòa Phát trực tiếp triển khai, nhằm hỗ trợ chi phí chăm sóc trẻ em và người già có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước.

Tính từ năm 2007, thời điểm khi Hòa Phát bắt đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán đến ngày 31/12/2023, Hòa Phát đã nộp trên 74.000 tỷ đồng cho Ngân sách Nhà nước.

Năm 2023, Hòa Phát đạt 120.355 tỷ đồng doanh thu, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế là 6.800 tỷ đồng, tương ứng hoàn thành 85% kế hoạch năm.

Tổng cả năm 2023, Hòa Phát đã sản xuất 6,7 triệu tấn thép thô, giảm 10%. Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép HRC, thép xây dựng, thép chất lượng cao và phôi thép đạt 6,72 triệu tấn, giảm 7%.

Doanh nghiệp cho tiếp sẽ tiếp tục bám sát tiến độ đầu tư các dự án lớn, đặc biệt là Khu liên hợp sản xuất gang thép Dung Quất 2, đảm bảo kiểm soát hiệu quả các dự án.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Sau 22 phiên giao dịch (từ ngày 23/10 - 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký.

Vinhomes tách công ty quy mô 18.500 tỷ đồng chuyên quản lý khu công nghiệp thành 3 công ty con 100 triệu cổ phiếu đầu tiên "về túi" Vinhomes trong thương vụ lịch sử của chứng khoán Việt Nam

Doanh nghiệp buôn thực phẩm mua 17,2 triệu cổ phiếu VIB, Chủ tịch Digiworld không còn là cổ đông lớn Viettel Construction

Công ty CP Đầu tư Phát triển Quang Kim báo cáo đã mua vào 17,2 triệu cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam vào ngày 11/11, nâng tỷ lệ sở hữu tại VIB lên 0,577%.

Viettel Construction (CTR) báo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận kỷ lục năm 2023 Viettel Construction báo lãi kỷ lục năm 2023

Nhiều động thái mới tại Tập đoàn FLC

FLC đã tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát; khởi động lại hàng loạt dự án trọng điểm, tích cực triển khai các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về pháp lý và tài chính cho các dự án.

FLC sau 2 năm tái cấu trúc: Đã cắt giảm 60% nhân sự, trả 4.400 tỷ đồng nợ vay Gần 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào cuối năm: Các công ty liên quan đến Vạn Thịnh Phát, Novaland, FLC đóng góp nghìn tỷ, LDG có Chủ tịch vừa bị khởi tố cũng sẽ phải trả hàng trăm tỷ