HSG báo lãi quý IV niên độ tài chính 2022-2023 đạt 438 tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế và sau thuế quý IV niên độ tài chính 2022-2023 của Tập đoàn Hoa Sen lần lượt đạt 503 tỷ đồng và 438 tỷ đồng trong khi cùng kỳ liên độ trước đó lần lượt là -997 tỷ đồng và -887 tỷ đồng.

Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV niên độ tài chính (NĐTC) 2022-2023 (từ ngày 1/7/2023 đến ngày 30/9/2023) và lũy kế NĐTC 2022-2023 (từ ngày 1/10/2022 đến ngày 30/9/2023). Theo đó, quý IV NĐTC 2022-2023, doanh thu hợp nhất của HSG đạt 8.107 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 438 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV NĐTC 2022-2023 vừa công bố, HSG đã ghi nhận sự phục hồi ấn tượng so với quý IV NĐTC 2021-2022.

screenshot-2023-10-27-at-144957-1159.png

Cụ thể, mặc dù nền kinh tế chưa hoàn toàn phục hồi, HSG vẫn ghi nhận tăng trưởng doanh thu 2% so với cùng kỳ, kết hợp với mức tỷ suất lợi nhuận gộp/doanh thu đạt 13% đã giúp HSG ghi nhận mức lãi gộp đạt 1.072 tỷ đồng, trái ngược với con số lãi gộp -231 tỷ đồng cùng kỳ.

Bên cạnh đó, các chỉ tiêu về chi phí cũng tiết giảm đáng kể. Chi phí tài chính giảm 50 tỷ đồng, tương ứng giảm 45% trong đó chi phí lãi vay giảm 38 tỷ đồng (giảm 52%) và chi phí do chênh lệch tỷ giá giảm 12 tỷ đồng (giảm 31%). Chi phí bán hàng giảm 110 tỷ đồng tương ứng giảm 17%, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 28 tỷ đồng tương ứng giảm 27%.

Theo đó, lợi nhuận trước thuế và sau thuế quý IV NĐTC 2022-2023 lần lượt đạt 503 tỷ đồng và 438 tỷ đồng trong khi cùng kỳ liên độ trước đó lần lượt là -997 tỷ đồng và -887 tỷ đồng.

Lũy kế NĐTC 2022-2023, doanh thu hợp nhất của HSG đạt 31.651 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 28 tỷ đồng.

Biên lợi nhuận gộp của HSG đã phục hồi mạnh mẽ từ mức 2% tại quý I NĐTC 2022-2023 lên mức 13,2% tại quý IV NĐTC 2022-2023, giúp cho mức lợi nhuận gộp của HSG tăng từ mức 160 tỷ đồng tại quý I NĐTC 2022-2023 lên mức 1.072 tỷ đồng tại quý IV NĐTC 2022-2023.

screenshot-2023-10-27-at-150455-8713.png
Quảng cáo

Diễn biến lợi nhuận gộp (tỷ đồng) và biên lợi nhuận gộp (%) của HSG trong NĐTC 2022-2023

Để có được kết quả kinh doanh như trên, HSG đã cùng lúc thực hiện nhiều biện pháp khác nhau.

Đối với các khoản nợ vay ngân hàng, tại thời điểm ngày 1/10/2022 tổng nợ vay ngân hàng của HSG là 4.187 tỷ đồng thì đến thời điểm ngày 30/9/2023, con số này chỉ còn 2.936 tỷ đồng, giảm được 1.250 tỷ đồng. Điều này làm cho hệ số nợ ngân hàng/vốn chủ sở hữu giảm từ mức 38% về mức 27%.

Bên cạnh việc giảm dư nợ vay, HSG còn nỗ lực hết sức trong việc đàm phán để có mức lãi suất tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ vào đó, chi phí lãi vay của HSG đã giảm hơn 65 tỷ đồng (giảm 25%), từ mức 260 tỷ đồng trong NĐTC 2021-2022 xuống còn 195 tỷ đồng trong NĐTC 2022-2023.

Ngoài ra, như HSG đã từng công bố trong quý I NĐTC 2022-2023 về việc đã tất toán tất cả các khoản dư nợ USD từ sớm, nên dù tỷ giá VND/USD có những biến động phức tạp thì HSG cũng không chịu ảnh hưởng nặng lên chi phí chênh lệch tỷ giá. Kết quả, chi phí chênh lệch tỷ giá của HSG đã giảm 142 tỷ đồng (giảm 54%) từ mức 261 tỷ đồng trong NĐTC 2021-2022 xuống còn 119 tỷ đồng trong NĐTC 2022-2023.

Các khoản chi phí hoạt động cũng được HSG quản lý hiệu quả. Cụ thể, so sánh với NĐTC 2021-2022 thì trong NĐTC 2022-2023, chi phí bán hàng của HSG giảm 1.356 tỷ đồng (giảm 35%) từ 3.833 tỷ đồng xuống còn 2.477 tỷ đồng chủ yếu do việc HSG quản lý và theo dõi sát sao, đàm phán giá cước vận chuyển tốt nhất, tối ưu hóa hoạt động mảng logistics để tiết giảm chi phí vận chuyển. Bên cạnh đó, chi phí quản lý của HSG cũng giảm 124 tỷ đồng (giảm 24%) từ 522 tỷ đồng xuống còn 398 tỷ đồng.

screenshot-2023-10-27-at-150511-9997.png

Diễn biến các khoản chi phí của HSG trong NĐTC 2022-2023 (tỷ đồng)

Nhờ vào các yếu tố trên, lợi nhuận sau thuế của HSG cũng cải thiện tích cực từ mức -680 tỷ đồng trong quý I NĐTC 2022-2023, lên mức 438 tỷ đồng trong quý IV NĐTC 2022-2023, từ đó, cả NĐTC 2022-2023, HSG đạt lợi nhuận sau thuế 28 tỷ đồng, lội ngược dòng thành công.

HSG cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục tập trung vào tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống sản xuất, hệ thống phân phối, các tổng kho trên toàn quốc; duy trì và mở rộng kênh và danh mục sản phẩm xuất khẩu; tập trung củng cố nội lực, tích lũy nguồn lực để tận dụng tối đa cơ hội từ thị trường.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Bà Trương Mỹ Lan đòi 2.500 tỷ đồng từ Novaland

Theo bị cáo Trương Mỹ Lan, đối với dự án Tân Thành Long An, bị cáo đề nghị Novaland thanh toán 2.500 tỷ đồng bằng tiền mặt cho bị cáo liên quan đến dự án Tân Thành Long An để khắc phục hậu quả của vụ án.

Cổ phiếu Novaland “thăng hoa”, thanh khoản tăng đột biến Novaland lý giải khoản lỗ hơn 7.300 tỷ đồng sau soát xét bán niên

“Ông lớn” bất động sản Singapore muốn rút 70% vốn tại “siêu dự án” Saigon Sports City

Saigon Sports City là dự án khu phức hợp lớn gồm nhà ở cao cấp, khu thương mại dịch vụ và khu thể thao công cộng với quy mô lên đến 64 ha. Đây được xem là một trong những khu phức hợp lớn nhất TP.HCM, thuộc khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc, phường An Phú,

Tập đoàn Singapore Sembcorp vừa chuyển giao nhà máy điện độc lập đầu tiên tại Việt Nam lại cho EVN Singapore đề xuất tăng cường Luật phòng, chống rửa tiền

Novaland lý giải khoản lỗ hơn 7.300 tỷ đồng sau soát xét bán niên

Theo BCTC tự lập, Novaland báo lãi 345 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024, nhưng sau soát xét ghi nhận lỗ 7.327 tỷ đồng. Tập đoàn cho biết lý do chủ yếu là trích lập dự phòng thuế tại dự án Lakeview City.

MB Bank đang cho Novaland vay bao nhiêu tiền? Hàng tồn kho “phình to” lên hơn 5,6 tỷ USD, chiếm gần 60% tổng tài sản của Novaland (NVL)

Thêm 1 lãnh đạo MWG thoái bớt vốn tại MWG sau khi ông Nguyễn Đức Tài hoàn tất bán ra 1 triệu cổ phiếu

Ông Nguyễn Đức Tài vừa bán ra 1 triệu cổ phiếu MWG để giảm sở hữu từ 33,4 họ triệu cổ phiếu về 32,4 triệu cổ phiếu, tương đương gần 2,22% vốn điều lệ Thế Giới Di Động.

Bộ đôi cổ phiếu bán lẻ MWG, FRT hạ nhiệt Chủ tịch Thế Giới Di Động muốn bán tiếp 1 triệu cổ phiếu MWG