Lãnh đạo Hòa Phát lý giải vì sao biên lợi nhuận 9T2024 tiệm cận mức lịch sử, dự báo đỉnh vay nợ rơi vào năm sau

Lãnh đạo Hòa Phát cũng chia sẻ khấu hao của nhà máy Dung Quất 2 không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của tập đoàn.

Tình hình sức khỏe tài chính của tập đoàn Hoà Phát ra sao khi triển khai "siêu dự án" Dung Quất 2?

Bà Phạm Thị Kim Oanh, Giám đốc tài chính của tập đoàn Hòa Phát cho biết các dự án của tập đoàn vẫn thực hiện đúng tiến độ, đặc biệt là dự án Dung Quất 2. Dự kiến, Dung Quất 2 sẽ cho ra lò những sản phẩm đầu tiên ở thời điểm cuối năm nay, giúp ổn định về dòng vốn.

Đến năm 2025 nhà máy này đóng góp vào kết quả kinh doanh của tập đoàn với một con số ấn tượng. Ngoài ra, Hòa Phát cũng đang được hưởng lợi từ việc giá nguyên vật liệu đầu vào giảm mạnh, khoảng 30%. Dù giá bán thép giảm nhưng giảm ít hơn nhiều so với giá nguyên vật liệu đầu vào nên biên lợi nhuận thuần đã đạt 8,8% ở thời điểm 9 tháng năm 2024, tiệm cận mức lịch sử năm 2021. Con số này chắc chắn sẽ tiếp tục cải thiện ở các quý tiếp theo.

“Những thuận lợi trên giúp Hòa Phát có tiềm lực về tài chính. Theo tôi nói về sức khỏe thì phải nói về tài chính. Tôi khẳng định công ty đang kiểm soát nợ/vốn chủ sở hữu theo báo cáo hàng tuần và chúng tôi điều tiết dòng tiền một cách tối ưu nhất, đem lại lợi nhuận tốt nhất cho tập đoàn”, bà Phạm Thị Kim Oanh khẳng định.

Hòa Phát rất kỷ luật trong việc tài chính. Vì vậy, bà Kim Oanh chia sẻ sau năm 2025 áp lực vốn cho Dung Quất 2 sẽ giảm bớt. Sau đó công ty sẽ bước vào giai đoạn tích lũy để dồn lực cho các dự án tiếp theo. Việc nhà máy thực hiện đúng tiến độ sẽ mang lại tiềm lực lớn cho Hòa Phát ngày càng “khỏe hơn”, “bền hơn”.

Hình ảnh dự án Dung Quất 2.
Quảng cáo

30% thép sản xuất tại Dung Quất 2 sẽ được dùng để xuất khẩu

Theo chia sẻ của CFO Hòa Phát, công ty đã giải ngân khoảng 70.000 tỷ đồng vốn cố định cho dự án Dung Quất 2. Năm 2025 tập đoàn sẽ giải ngân nốt số còn lại. Cuối năm 2024 một phần nhỏ sản phẩm thương mại sẽ được ra mắt nhưng chưa thể đóng góp về mặt kết quả kinh doanh cho tập đoàn.

CFO Hòa Phát cũng chia sẻ một nửa nguồn tài trợ dự án đến từ nợ vay (khoảng 35.000 tỷ đồng), quá trình giải ngân thậm chí đang vượt tiến độ. Trong năm 2025 sẽ là đỉnh vay nợ của toàn tập đoàn khi các ngân hàng giải ngân số tiền còn lại. Hệ số nợ vay ròng/EBITDA vẫn rất khả quan, trong tầm kiểm soát.

Bà Kim Oanh cũng cho biết lò cao số 1 của Dung Quất 2 dự kiến hoạt động 50-60% công suất trong năm 2025, ước sản xuất khoảng 1,5 triệu tấn HRC. Đến năm 2026 dự án có thể đạt tỷ lệ 80% của lò cao 1 và 50% lo cao số 2. Dự kiến Dung Quất 2 sẽ hoạt động trong năm 2028.

Theo dự phóng của vị CFO, trong trường hợp HRC có thể bán được với giá 480-500 USD/tấn, sau khi Dung Quất 2 đi vào hoạt động hết công suất trong 4 năm nữa, doanh thu của Hòa Phát có thể vượt mốc 10 tỷ USD (khoảng 255.000 tỷ đồng). Biên lợi nhuận có thể ở mức khoảng 7%-8%.

Về thời gian khấu hao, bà Kim Oanh tiết lộ chọn mức trung bình tổng thể khoảng 18 năm cho tổng giá trị đầu tư 70.000 đồng, tức trung bình gần 3.900 tỷ đồng/năm. Giá trị khấu sẽ chưa đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2025-2026 và đến năm 2027 thì mới có thể đạt mức 3.900 tỷ đồng.

"Có nhiều người thắc mắc với tôi khấu hao như vậy có bào mòn lợi nhuận của tập đoàn không. Tôi cho rằng nếu lợi nhuận tăng trưởng 2 con số thì không ảnh hưởng nhiều. Hiện chi phí khấu hao của chúng tôi là 7.000 tỷ đồng/năm. Sau khi có Dung Quất 2 con số sẽ tăng lên 10.000-11.000 tỷ/năm cho khấu hao. Như vậy nguồn lực của chúng tôi càng vững chắc sau này, cổ đông không cần quá lo lắng", CFO Hòa Phát nói dòng tiền khấu hao sẽ được quay lại tái sản xuất.

Bà Kim Oanh cũng cho biết việc có Dung Quất 2 khiến Hòa Phát có thêm áp lực về việc bán hàng. Sau khi hoạt động hết công suất, sản lượng thép Hòa Phát sẽ tăng từ 3 triệu tấn lên 8,6 triệu tấn. Hiện nay công ty đang có 30% doanh thu đến từ xuất khẩu. Sau khi Dung Quất 2 chạy hết công suất công ty cũng kỳ vọng xuất khẩu được 30% số HRC sản xuất ra trên tổng sản lượng sản xuất.

Phần còn lại công ty sẽ bán ở thị trường nội địa. Bản thân các công ty trong Hòa Phát như mảng sản xuất thép xây dựng, container, điện máy gia dụng, thép chất lượng cao cũng có nhu cầu về HRC rất lớn.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Thế Giới Di Động sẽ hưởng lợi lớn từ việc truy thu thuế kinh doanh online?

DSC cho rằng, việc truy thu thuế từ hoạt động kinh doanh online sẽ tạo sân chơi công bằng hơn, khi Thế Giới Di Động sẽ không phải đối mặt với áp lực cạnh tranh không công bằng từ các đối thủ kinh doanh online.

Lãnh đạo cấp cao tại Thế giới Di động hoàn tất bán ra cổ phiếu MWG, thu về hàng chục tỷ đồng “Đem tiền” đầu tư lượng lớn cổ phiếu MWG, HPG, FRT, một doanh nghiệp tạm lãi gần 200 tỷ đồng

BacABank (BAB) báo lãi 650,6 tỷ đồng 9 tháng đầu năm, nợ xấu tăng hơn 50%

BacABank (BAB) báo lãi 650,6 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Đáng chú ý, nợ xấu nội bảng của nhà băng này tăng 50% so với đầu năm lên hơn 1.375 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chiếm hơn 58,6%, …

BAC A BANK giành giải "Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2023" Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) khai trương Chi nhánh Cà Mau

Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Sau 22 phiên giao dịch (từ ngày 23/10 - 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký.

Vinhomes tách công ty quy mô 18.500 tỷ đồng chuyên quản lý khu công nghiệp thành 3 công ty con 100 triệu cổ phiếu đầu tiên "về túi" Vinhomes trong thương vụ lịch sử của chứng khoán Việt Nam

Doanh nghiệp buôn thực phẩm mua 17,2 triệu cổ phiếu VIB, Chủ tịch Digiworld không còn là cổ đông lớn Viettel Construction

Công ty CP Đầu tư Phát triển Quang Kim báo cáo đã mua vào 17,2 triệu cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam vào ngày 11/11, nâng tỷ lệ sở hữu tại VIB lên 0,577%.

Viettel Construction (CTR) báo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận kỷ lục năm 2023 Viettel Construction báo lãi kỷ lục năm 2023