Lỗ lũy kế gần 3.000 tỷ, kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Hoàng Anh Gia Lai

Tại thời điểm ngày 30/6/2023, lỗ lũy kế của Hoàng Anh Gia Lai là 2.959 tỷ đồng và nợ ngắn hạn là 9.820 tỷ đồng, vượt hơn 2.000 tỷ đồng so với tài sản ngắn hạn.

Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã HAG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ được soát xét bán niên bởi Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (EY).

Theo báo cáo soát xét, nửa đầu năm 2023, HAGL ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.145 tỷ đồng, giảm không đáng kể so với báo cáo tự lập và tăng 55% so với nửa đầu 2022. Lợi nhuận ròng bán niên sau soát xét của công ty đạt 382 tỷ đồng, giảm 22 tỷ đồng, tương đương 5,4% so với báo cáo tự lập. Con số lợi nhuận này cũng giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhờ khoản lãi trong 6 tháng đầu năm, lỗ lũy kế tại ngày 30/6/2023 của HAGL đã giảm còn 2.959 tỷ đồng. Tại báo cáo soát xét bán niên, EY nhấn mạnh đến khoản lỗ luỹ kế này của HAGL, đồng thời cũng nhấn mạnh tại ngày 30/6 khoản nợ ngắn hạn của công ty đang vượt tài sản ngắn hạn 2.004 tỷ đồng. EY cho rằng các điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của tập đoàn.

Giải trình về ý kiến nhấn mạnh của đơn vị kiểm toán, HAGL cho biết tại ngày lập báo cáo soát xét, tập đoàn đã lập kế hoạch cho 12 tháng tiếp theo bao gồm dòng tiền dự kiến sẽ được tạo ra từ việc thanh lý một phần các khoản đầu tư tài chính, thu hồi nợ từ các đối tác, dòng tiền từ việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các cổ đông, tiền đi vay các ngân hàng và dòng tiền tạo ra từ các dự án đang triển khai.

hagl-3088.jpg

Tập đoàn cũng thông tin đang trong quá trình làm việc với các bên cho vay về việc điều chỉnh các điều khoản đã bị vi phạm của các hợp đồng vay và trái phiếu có liên quan. Tập đoàn cũng cho biết đang đàm phán tái cơ cấu một số khoản nợ quá hạn, đồng thời hoạt động kinh doanh từ heo, chuối tiếp tục tạo ra nguồn tiền lớn trong 2023.

Trên cơ sở đó, HAGL khẳng định có thể hoàn trả các khoản nợ khi đến hạn.

Theo báo cáo soát xét bán niên, tại ngày 30/6/2023, nợ ngắn hạn của HAGL là 9.820 tỷ đồng, vượt 2.004 tỷ đồng so với tài sản ngắn hạn là 7.816 tỷ đồng.

Quảng cáo

Cũng tại thời điểm cuối quý II/2023, HAGL có tổng dư nợ vay là 8.085 tỷ đồng, bao gồm 4.115 tỷ đồng vay ngắn hạn và 3.970 tỷ đồng dài hạn. Nửa đầu năm, doanh nghiệp vay thêm 1.307 tỷ đồng nhưng cũng đã trả nợ gốc vay được 1.317 tỷ đồng.

hag-3132.png
Chi tiết các khoản vay của HAGL - Nguồn: Báo cáo tài chính soát xét bán niên 2023 của HAGL

Trong tổng dư nợ vay 8.085 tỷ đồng, dư nợ trái phiếu chiếm gần 69%, tương đương 5.544 tỷ đồng, trong đó, có 1.960 tỷ đồng nợ trái phiếu đến hạn trả trong vòng 1 năm.

Thuyết minh của HAGL cho biết, tại ngày 30/6 và cho đến ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ (29/8), tập đoàn vẫn chưa tiến hành thanh toán lãi vay phải trả đã đến hạn tại ngày 30/6/2023 với tổng giá trị 2.656 tỷ đồng cho ngân hàng. Tuy nhiên, HAGL đã có kế hoạch thanh toán khoản vay đã đến hạn nói trên.

hag-trai-phieu-3015.png
Chi tiết các khoản vay trái phiếu của HAGL - Nguồn: Báo cáo tài chính soát xét bán niên 2023 của HAGL

Ngoài dư nợ trái phiếu, đến cuối quý II/2023, HAGL còn có hơn 2.400 tỷ đồng dư nợ ngân hàng, trong đó, các khoản vay ngắn hạn đến hạn vào cuối năm 2023 và quý I/2024 là 1.226 tỷ đồng, 911 tỷ đồng nợ vay dài hạn đến hạn trả trong vòng 1 năm và chỉ có 265 tỷ vay dài hạn.

Như vậy, tính tới ngày 29/8, HAGL còn chưa thanh toán khoản lãi vay 2.656 tỷ đồng và khoản nợ 404 tỷ đồng với các ngân hàng cho vay.

Ngày 22/8 vừa qua, Hội đồng quản trị của HAGL đã thông qua nghị quyết về việc thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản với nội dung lấy ý kiến là việc chào bán 130 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 10.000 đồng/cổ phiếu ngay sau khi được UBCKNN chấp thuận.

Tổng số tiền thu được từ đợt chào bán là 1.300 tỷ đồng sẽ được tập đoàn sử dụng để thanh toán khoản nợ gốc và lãi trái phiếu do công ty phát hành ngày 18/6/2012 với mã HAG2012.300 (323 tỷ đồng); bổ sung nguồn vốn lưu động và cơ cấu lại nợ cho công ty con là Công ty TNHH Hưng Thắng Lợi Gia Lai (700 tỷ đồng)....

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Sau 22 phiên giao dịch (từ ngày 23/10 - 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký.

Vinhomes tách công ty quy mô 18.500 tỷ đồng chuyên quản lý khu công nghiệp thành 3 công ty con 100 triệu cổ phiếu đầu tiên "về túi" Vinhomes trong thương vụ lịch sử của chứng khoán Việt Nam

Doanh nghiệp buôn thực phẩm mua 17,2 triệu cổ phiếu VIB, Chủ tịch Digiworld không còn là cổ đông lớn Viettel Construction

Công ty CP Đầu tư Phát triển Quang Kim báo cáo đã mua vào 17,2 triệu cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam vào ngày 11/11, nâng tỷ lệ sở hữu tại VIB lên 0,577%.

Viettel Construction (CTR) báo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận kỷ lục năm 2023 Viettel Construction báo lãi kỷ lục năm 2023

Nhiều động thái mới tại Tập đoàn FLC

FLC đã tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát; khởi động lại hàng loạt dự án trọng điểm, tích cực triển khai các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về pháp lý và tài chính cho các dự án.

FLC sau 2 năm tái cấu trúc: Đã cắt giảm 60% nhân sự, trả 4.400 tỷ đồng nợ vay Gần 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào cuối năm: Các công ty liên quan đến Vạn Thịnh Phát, Novaland, FLC đóng góp nghìn tỷ, LDG có Chủ tịch vừa bị khởi tố cũng sẽ phải trả hàng trăm tỷ