Lỗ thêm 2,2 nghìn tỷ đồng trong quý 3, thu nhập lãnh đạo Vietnam Airlines vẫn tăng mạnh

Sau khi trừ các chi phí, Vietnam Airlines báo lỗ sau thuế quý 3 là 2.203 tỷ đồng giảm lỗ so với mức lỗ 2.546 tỷ đồng cùng kỳ năm trước, đánh dấu quý lỗ ròng thứ 15 liên tiếp kể từ quý 1/2020.

Quý 3/2023, Vietnam Airlines báo lỗ sau thuế 2.203 tỷ đồng.
Quý 3/2023, Vietnam Airlines báo lỗ sau thuế 2.203 tỷ đồng.

Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP - Vietnam Airlines (mã HVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2023 với doanh thu thuần ghi nhận đạt 23.569 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2022, chủ yếu do doanh thu cung cấp dịch vụ tăng 21,2%. Doanh thu quốc tế tăng mạnh nhờ thị trường khu vực Châu Âu, Úc và Mỹ phục hồi tốt. Lũy kế 9 tháng, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần 67.627 tỷ đồng, tăng trưởng tới 32,3%.

Trong quý 3/2023, tốc độ tăng trưởng giá vốn (chỉ tăng 6,4%) chậm hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu giúp lãi gộp của Vietnam Airlines tăng mạnh tới 7,5 lần so với cùng kỳ, đạt gần 1.240 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, Vietnam Airlines ghi nhận khoản lãi gộp hơn 4.128 tỷ đồng, so với mức lỗ hơn 1.798 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Trong kỳ dù doanh thu tài chính giảm nhẹ 5% so với cùng kỳ, xuống gần 177 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính lại tăng tới 24,4%, lên 1.895 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lần lượt 61,1% và 8% so với cùng kỳ, lên 1371 tỷ đồng và 543 tỷ đồng.

Kết quả, sau khi trừ các chi phí, Vietnam Airlines báo lỗ sau thuế quý 3 là 2.203 tỷ đồng giảm lỗ so với mức lỗ 2.546 tỷ đồng cùng kỳ năm trước, đánh dấu quý lỗ ròng thứ 15 liên tiếp kể từ quý 1/2020.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, lợi nhuận sau thuế của Vietnam Airlines đang ở mức âm 3.534 tỷ đồng, giảm hơn nửa so với mức lỗ sau thuế 7.784 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái.

Quảng cáo

Vietnam Airlines cho biết, trong thời gian qua, do thị trường vận tải từng bước phục hồi và tổng công ty chủ động triển khai hàng loạt các giải pháp ngắn hạn và dài hạn như điều hành linh hoạt cung ứng tải vận chuyển, cắt giảm tối đa chi phí, đàm phán giảm giá dịch vụ,… đã giúp mức lỗ quý 3/2023 giảm so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh vận tải vẫn chưa cân bằng được thu chi do thị trường quốc tế chưa phục hồi hoàn toàn, đặc biệt là các thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Nhật Bản HongKong, Đài Loan… và các yếu tố chiến tranh, rủi ro tài chính và chi phí đầu vào như giá nhiên liệu, tỷ giá, lãi suất vẫn ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả sản xuất kinh doanh. Lãi gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong báo cáo mẹ và hợp nhất 9 tháng 2023 chỉ đạt lần lượt trên 5,34% và 6% trên doanh thu.

Với kết quả này, Vietnam Airlines ghi nhận lỗ lũy kế tới 37.932 tỷ đồng, tính đến cuối tháng 9 và vốn chủ sở hữu âm 13.951 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối quý 3/2023, tổng nợ phải trả của Vietnam Airlines tăng nhẹ 4,9% so với đầu năm, lên 74.278 tỷ đồng. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn ở mức 17.361 tỷ đồng, tăng 29,6% so với đầu năm trong khi vay và nợ thuê tài chính dài hạn lại giảm 24,5%, còn 11.226 tỷ đồng.

Dù doanh nghiệp tiếp tục thua lỗ nhưng BCTC cũng cho thấy, tiền lương và thù lao của Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát và Ban Điều hành Vietnam Airlines tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể tiền lương bình quân của lãnh đạo ngân hàng trong 9 tháng qua là 71,9 triệu đồng/người/tháng, tăng tới 29,4% so với mức 55,5 triệu đồng/người/tháng cùng kỳ năm trước. Mức thù lao bình quân cũng tăng thêm 18,3%, lên hơn 12 triệu đồng/người/tháng.

Về các biện pháp, lộ trình khắc phục tình trạng cổ phiếu HVN bị kiểm soát, tổng công ty cho biết, đã hoàn thành Đề án cơ cấu lại Vietnam Airlines giai đoạn 2021 – 2025, đã báo cáo cổ đông và các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong đề án, trong năm 2023 và các năm tiếp theo, tổng công ty sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để khắc phục tình trạng lỗ hợp nhất và âm vốn chủ sở hữu hợp nhất như thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng cường thích nghi và cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh; tái cơ cấu tài sản và danh mục đầu tư tài chính để gia tăng thu nhập, dòng tiền và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn chủ sở hữu sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Về việc công bố BCTC kiểm toán năm 2022, Vietnam Airlines cho biết, đang nỗ lực cùng các công ty kiểm toán độc lập khẩn trương hoàn thiện BCTC kiểm toán năm 2022 và dự kiến công bố vào tháng 11/2023 và muộn nhất là trong tháng 12/2023. Ngoài ra, tổng công ty cũng cho biết sẽ tiếp tục hoàn thiện các tài liệu báo cáo ĐHĐCĐ thường niên và dự kiến sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 trong tháng 12 tới.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Bà Trương Mỹ Lan đòi 2.500 tỷ đồng từ Novaland

Theo bị cáo Trương Mỹ Lan, đối với dự án Tân Thành Long An, bị cáo đề nghị Novaland thanh toán 2.500 tỷ đồng bằng tiền mặt cho bị cáo liên quan đến dự án Tân Thành Long An để khắc phục hậu quả của vụ án.

Cổ phiếu Novaland “thăng hoa”, thanh khoản tăng đột biến Novaland lý giải khoản lỗ hơn 7.300 tỷ đồng sau soát xét bán niên

“Ông lớn” bất động sản Singapore muốn rút 70% vốn tại “siêu dự án” Saigon Sports City

Saigon Sports City là dự án khu phức hợp lớn gồm nhà ở cao cấp, khu thương mại dịch vụ và khu thể thao công cộng với quy mô lên đến 64 ha. Đây được xem là một trong những khu phức hợp lớn nhất TP.HCM, thuộc khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc, phường An Phú,

Tập đoàn Singapore Sembcorp vừa chuyển giao nhà máy điện độc lập đầu tiên tại Việt Nam lại cho EVN Singapore đề xuất tăng cường Luật phòng, chống rửa tiền

Novaland lý giải khoản lỗ hơn 7.300 tỷ đồng sau soát xét bán niên

Theo BCTC tự lập, Novaland báo lãi 345 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024, nhưng sau soát xét ghi nhận lỗ 7.327 tỷ đồng. Tập đoàn cho biết lý do chủ yếu là trích lập dự phòng thuế tại dự án Lakeview City.

MB Bank đang cho Novaland vay bao nhiêu tiền? Hàng tồn kho “phình to” lên hơn 5,6 tỷ USD, chiếm gần 60% tổng tài sản của Novaland (NVL)