Lợi nhuận SAGS xuống thấp nhất 8 quý vì khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tại Bamboo Airways, Vietravel Airlines

Trong quý IV/2023, SAGS phải trích lập gần 60 tỷ đồng dự phòng cho khoản nợ khó đòi tại Bamboo Airways, Vietravel Airlines khiến chi phí quản lý đội lên gấp hơn 2 lần cùng kỳ, đẩy lợi nhuận sụt giảm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023 của Công ty CP Phục vụ Mặt đất Sài Gòn (SAGS, mã SGN) cho thấy, quý IV tiếp tục là một quý kinh doanh khởi sắc của SAGS khi doanh thu thuần quý thứ tư liên tiếp ở mức trên 300 tỷ đồng.

Cụ thể, trong quý cuối năm doanh thu thuần của công ty đạt 366 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ. Giá vốn tăng chậm hơn tốc độ tăng doanh thu giúp lợi nhuận gộp của SAGS tăng 58% so với cùng kỳ, đạt mức 114 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp vì thế cũng cải thiện từ mức 24,3% của cùng kỳ lên 31,2% trong quý này.

Doanh thu tài chính tăng 19,4% lên hơn 8 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính giảm 33,3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng vọt 139% lên gần 87 tỷ đồng.

Trừ đi chi phí, SAGS báo lợi nhuận sau thuế quý IV giảm 6,7% so với cùng kỳ xuống 26,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ cũng giảm 17%, còn 24,4 tỷ đồng,
mức thấp nhất 8 quý (kể từ quý I/2022).

sgn-4636-2014.png

Theo giải trình của doanh nghiệp, doanh thu quý IV vẫn tăng trưởng là nhờ sản lượng phục vụ các đường bay quốc tế ở mức cao, đồng thời công ty cũng ký được thêm hợp đồng phục vụ một số khách hàng mới và tăng phí dịch vụ với một số khách hàng hiện tại.

Quảng cáo

Tuy nhiên về chi phí, trong quý IV/2023 công ty phải thực hiện quy định tại Thông tư 48/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành hàng hóa dịch vụ tại doanh nghiệp nghiệp. Do đó, công ty đã trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi hãng Bamboo Airways (53,5 tỷ đồng), Vietravel Airlines (6,6 tỷ đồng).

Vì lý do trên nên dù doanh thu quý IV có sự tăng trưởng so với cùng kỳ nhưng do phải trích lập dự phòng khó đòi nên lợi nhuận sau thuế quý cuối năm của công ty mới sụt giảm so với cùng kỳ năm 2022.

Dù vậy, tính chung cả năm 2023, kết quả kinh doanh của SAGS vẫn khả quan với doanh thu thuần đạt 1.455 tỷ đồng, tăng 46% so với mức thực hiện năm 2022. Lãi sau thuế đạt 241 tỷ đồng và lãi ròng đạt 227 tỷ đồng, tăng lần lượt 71% và 65% so với năm 2022. Với kết quả này, SAGS đã vượt 14% chỉ tiêu doanh thu (1.280 tỷ đồng) và 18% mục tiêu lợi nhuận (205 tỷ đồng).

Tại thời điểm cuối năm 2023, tổng tài sản của SAGS đạt gần 1.290 tỷ đồng. Trong đó, chiếm tới gần 57% là tiền và tiền gửi ngân hàng (hơn 730 tỷ đồng). Ngoài ra, công ty còn có hơn 347 tỷ đồng khoản phải thu ngắn hạn, chủ yếu là với các hãng hàng không như Vietjet Air, Bamboo Airways, Vietravel Airlines...

sags-phai-thu-9100-1089.png
Nguồn BCTC quý IV/2023 của SAGS

Đến cuối quý IV/2023, nợ phải trả của công ty tăng 29,3% so với đầu năm, chủ yếu do tăng khoản phải trả người bán ngắn hạn (53 tỷ đồng), trả người lao động (109 tỷ đồng) và không có khoản nợ vay nào.

Vốn chủ sở hữu của công ty tại thời điểm 31/12/2023 tăng 17,4% so với đầu năm lên 1.012 tỷ đồng, trong đó vốn góp của chủ sở hữu là gần 336 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phân phối 247 tỷ đồng và quỹ đầu tư phát triển 344 tỷ đồng.

sags-von-gop-9444-1907.png
Nguồn BCTC quý IV/2023 của SAGS

Đáng chú ý, năm 2023 cơ cấu cổ đông lớn của SAGS đã có những biến động đáng kể. Theo đó, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vẫn là cổ đông lớn nhất nắm giữ hơn 48% vốn công ty và Vietjet Air vẫn nắm giữ 9,11% vốn. Trong khi đó, Công ty CP Đầu tư Khai thác Cảng và Chứng khoán SSI đã thoái hết vốn tại SAGS và không còn là cổ đông lớn. Thay vào đó, SAGS có thêm sự tham gia của cổ đông ngoại America LLC (sở hữu 11,68%).

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

10 năm doanh nghiệp tư nhân vươn mình

Trong suốt giai đoạn 10 năm vừa qua, các doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam như Vingroup, FPT, Hòa Phát, Thế Giới Di Động, Vietjet, REE, Hoá chất Đức Giang, Gelex, PNJ… đã ghi dấu ấn mạnh mẽ, với sự tăng trưởng vượt bậc về vốn hóa, doanh thu và lợi nh

Hòa Phát đầu tư sản xuất ván sàn cao cấp, mục tiêu lọt top 3 doanh nghiệp lớn nhất sau 5 năm Cổ phiếu của một doanh nghiệp chăn nuôi heo tăng “bốc đầu” trong ngày VN-Index “bốc hơi” gần 2 điểm

Viconship gia tăng ảnh hưởng tại Hải An

Hai lãnh đạo cấp cao của Viconship – ông Nguyễn Xuân Dũng và ông Tạ Công Thông – vừa được đề cử tham gia Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) cho nhiệm kỳ 2023–2028.

Viconship dự chi gần 320 tỷ đồng mua 37,55% vốn tại Vinaship, Dragon Capital rời ghế cổ đông lớn PVD Viconship trở thành cổ đông lớn của Vinaship, TTC Agris muốn mua 40% vốn Betrimex

Nestlé Việt Nam bị phạt vì vi phạm quy định trong hoạt động quảng cáo

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam vừa bị Công an tỉnh Đồng Nai xử phạt hành chính 80 triệu đồng do vi phạm các quy định trong hoạt động quảng cáo sản phẩm thực phẩm bổ sung sữa lúa mạch Nestlé Milo.

Vi phạm về phòng cháy chữa cháy, loạt cơ sở tại 2 dự án lớn của GP Invest bị Công an Cầu Giấy “nhắc tên” Bộ trưởng Tài chính nhắc vi phạm của E&Y, Deloitte,… tại SCB

Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại Nam Long

4 quỹ thành viên thuộc Dragon Capital đã bán ra tổng cộng 1,1 triệu cổ phiếu NLG, hạ tổng sở hữu của cả nhóm từ 20,05 triệu đơn vị, chiếm tỷ lệ 5,2% vốn điều lệ xuống còn 18,95 triệu đơn vị chiếm 4,92% vốn điều lệ Nam Long.

Doanh số bán hàng của Vinhomes, Khang Điền, Nam Long dẫn đầu ngành bất động sản nhờ các dự án mới ra mắt ở Hà Nội và TP.HCM Cổ đông lớn đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu NLG của Nam Long