Lý do cổ phiếu Trung Quốc bị bán mạnh trong thời gian gần đây

Việc tăng trưởng kinh tế chững lại và một số doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc vỡ nợ trái phiếu đã khiến cho nhiều nhà đầu tư bán mạnh cổ phiếu Trung Quốc.

Chốt phiên giao dịch gần nhất, cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Trung Quốc rơi xuống ngưỡng thấp nhất tính từ trước khi đại dịch COVID-19.

Nhà đầu tư trên thị trường lo lắng về kịch bản kinh tế tăng trưởng chững lại, cuộc khủng hoảng thanh khoản trên thị trường bất động sản cũng như căng thẳng địa chính trị.

Chỉ số CSI 300 của các cổ phiếu vốn hóa lớn và thanh khoản cao tại Thượng Hải và Thâm Quyến giảm khoảng 1,3% trong phiên giao dịch đầu tuần xuống còn 3.464 điểm, đây là ngưỡng đóng cửa thấp nhất của chỉ số tính từ năm 2019. Tính từ đầu năm cho đến nay, chỉ số đã giảm khoảng 15%, nếu tính theo giá trị USD.

Ở thời điểm đầu đại dịch COVID-19, cổ phiếu trên thị trường Trung Quốc có mức tăng trưởng cao hơn so với nhiều thị trường khác trên toàn cầu. Vào đầu năm nay, thị trường cũng có lúc tăng điểm bởi hy vọng vào kịch bản phục hồi sau khi chính sách không COVID-19 được loại bỏ.

Tuy nhiên, việc tăng trưởng kinh tế chững lại và một số doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc vỡ nợ trái phiếu đã khiến cho nhiều nhà đầu tư bán mạnh cổ phiếu Trung Quốc.

Cùng lúc đó, khá nhiều các biện pháp hỗ trợ kinh tế Trung Quốc được đưa ra từ tháng 7/2023 nhằm hồi sinh thị trường vốn cũng như gia tăng niềm tin của nhà đầu tư song vẫn chưa ngăn được các đợt bán mạnh trên thị trường.

“Nhà đầu tư toàn cầu quan tâm đến hai yếu tố khi họ trở lại Trung Quốc, trước tiên là địa chính trị và sau đó đến kinh tế Trung Quốc. Chỉ khi yên tâm về hai yếu tố này họ mới có thể tiếp tục đầu tư”, chuyên gia về thị trường vốn cao cấp tại một ngân hàng đầu tư của phố Wall phân tích.

Quảng cáo

Nhà đầu tư nước ngoài sử dụng chương trình kết nối trên sàn chứng khoán Hồng Kông để có thể giao dịch cổ phiếu trên thị trường Trung Quốc. Từ đầu tháng 8/2023 cho đến nay, họ đã bán ròng ước tính 169 tỷ Nhân dân tệ, tức khoảng 23 tỷ USD cổ phiếu trên thị trường Trung Quốc.

Lượng tiền ròng vào chứng khoán Trung Quốc tính từ đầu năm 2023 đến nay ước tính thấp hơn đến 70% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn khoảng 66 tỷ Nhân dân tệ.

Áp lực sụt giảm giá cả vẫn ở ngưỡng cao bất chấp việc giới chức Trung Quốc đưa ra các biện pháp hỗ trợ trong những tuần gần đây. Nhiều trong số các biện pháp này chưa được triển khai tính từ thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Vào đầu tháng này, quỹ thịnh vượng Central Huijin đã đầu tư khoảng hơn 477 triệu Nhân dân tệ vào 4 ngân hàng có vốn nhà nước và cam kết mua thêm cổ phiếu trong vòng 6 tháng tới, đây là đợt mua cổ phiếu đầu tiên trong 8 năm trong nỗ lực giúp toàn bộ thị trường tăng điểm trở lại.

Từ đầu tuần trước, nhiều doanh nghiệp niêm yết, chủ yếu nhóm doanh nghiệp nhà nước tại Trung Quốc đại lục như Tập đoàn Xăng & Hóa chất Trung Quốc cũng như Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc đã thông báo kế hoạch mua vào cổ phiếu 61,2 nghìn tỷ Nhân dân tệ trên thị trường Trung Quốc đại lục, theo số liệu của Wind.

“Việc mua vào cổ phiếu có liên quan chủ yếu đến vấn đề tâm lý thị trường”, trưởng bộ phận chiến lược cổ phiếu tại Goldman Sachs – bà Si Fu phân tích.

Tuy nhiên bà Fu nói thêm rằng bà tin trong vòng khoảng 3 tháng tới, các biện pháp nới lỏng chính sách và động lực của nhà đầu tư sẽ hỗ trợ quan trọng cho thị trường.

Theo Financial Times

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Trung Quốc mạnh tay sáp nhập các ngân hàng nông thôn

Các ngân hàng nông thôn nhỏ của Trung Quốc đang gặp phải một loạt vấn đề, khiến chính phủ và cơ quan quản lý phải hướng tới việc hợp nhất vào các tổ chức lớn hơn để ngăn chặn việc có thể gây ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng lan rộng.

Lợi nhuận ngân hàng Trung Quốc chịu sức ép từ khó khăn trên thị trường bất động sản Nhu cầu vàng dự báo tiếp tục tăng mạnh, Ngân hàng Trung Quốc đã thực sự đã dừng mua vàng?

HSBC và Leader Energy công bố khoản vay 593 tỷ đồng hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) (HSBC Việt Nam) và Công ty Leader Energy Holding Berhad (Leader Energy) - công ty con của HNG Capital, vừa ký kết một thỏa thuận cho vay trị giá 593 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng mặt trời của Leader Energy tại Việt Nam.

Chuyên gia HSBC chỉ ra những rủi ro không thể ngó lơ khi lập kế hoạch nghỉ hưu HSBC: Tiềm năng phát triển của ngành xe điện Việt Nam vẫn còn rất lớn

Nguy cơ khủng hoảng đồng euro đang gia tăng?

Có một góc nhìn cho thấy khu vực đồng euro hiện đang giống như một khu rừng nơi có những đống bùi nhùi khô chất đống và người dân địa phương hầu như không làm gì để thay đổi hiện trạng mà chỉ đứng nhìn, nhưng họ cũng biết sẽ thật ngu ngốc nếu ném que diêm

Rủi ro khủng hoảng tăng cao khi diễn biến toàn cầu có quá nhiều bất lợi "Chưa tạo được mặt bằng giá nhà ở thì chưa giải quyết được khủng hoảng trên thị trường bất động sản"