Lý do Fitch Ratings nâng hạng tín nhiệm Việt Nam lên BB+

Theo Fitch Ratings, việc nâng hạng tín nhiệm Việt Nam lên BB+ phản ánh cho triển vọng trung hạn tích cực của Việt Nam. Triển vọng này được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào mạnh, cũng như những thách thức của nền kinh tế chỉ là ngắn hạn và k

Ngày hôm nay (ngày 8/12), Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings đã nâng xếp hạng mức trần tiền gửi ngoại tệ dài hạn của Việt Nam (IDR) lên mức BB+ từ mức BB, triển vọng ổn định.

Fitch Ratings đồng thời đưa ra một số giải thích cho quyết định mới nhất của mình.

Theo Fitch Ratings, việc nâng hạng mới nhất phản ánh cho triển vọng trung hạn tích cực của Việt Nam. Triển vọng này được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào mạnh. Xu thế này sẽ thúc đẩy cho những cải thiện về cấu trúc.

Fitch Ratings cho biết, tổ chức này tin tưởng những thách thức kinh tế ngắn hạn xuất phát từ căng thẳng trên thị trường bất động sản, nhu cầu bên ngoài yếu cũng như một số chậm trễ về thực thi chính sách sẽ không ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng trung hạn của nền kinh tế, Fitch Ratings lý giải một số "lá chắn" của chính sách sẽ giúp xử lý tốt các rủi ro nói trên.

Theo quan điểm của Fitch Ratings, xếp hạng BB+ phản ánh cho những yếu tố sau:

Rủi ro trong lĩnh vực bất động sản được kiềm chế: Sự suy yếu trong lĩnh vực bất động sản và tăng trưởng kinh tế chững lại đã làm ảnh hưởng đến nhu cầu vay tiền và giá trị tài sản của ngân hàng trong 9 tháng đầu năm 2023. Một số doanh nghiệp vay nợ nhiều sẽ có thể đương đầu với rủi ro cần đảo nợ khi khoản vay đáo hạn.

Hệ thống tài chính lớn: Quy mô tài sản của hệ thống tài chính lớn, ước tính ở mức khoảng 190% GDP vào thời điểm cuối năm 2022. Tăng trưởng tín dụng sẽ tăng tốc lên 14% trong năm 2024 (năm 2023 ước tính khoảng 11%). Fitch Ratinsg tin rằng, vốn hóa ngành Ngân hàng sẽ cải thiện dần dần nhờ vào các kế hoạch huy động vốn.

Chính sách tiền tệ nới lỏng: Fitch Ratings dự báo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ giữ quan điểm chính sách tiền tệ nới lỏng trong năm 2024, khi mà vẫn còn tồn tại nhiều áp lực trong lĩnh vực bất động sản. NHNN đã hạ lãi suất tái cấp vốn 150 điểm cơ bản trong năm 2023, sau khi tăng 200 điểm cơ bản trong năm 2022, nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và làm giảm đi áp lực căng thẳng tín dụng trên thị trường bất động sản.

Quảng cáo

Fitch Ratings dự báo, lạm phát sẽ giảm hơn nữa trong năm 2024 và vẫn trong mục tiêu kiểm soát của NHNN, sau khi giảm xuống ngưỡng trung bình 3,2% của năm 2023.

Nợ chính phủ ổn định: Fitch Ratings dự báo tỷ lệ nợ/GDP của Việt Nam sẽ ổn định ở mức khoảng 38%, rất thấp so với ngưỡng xếp hạng BB. Việt Nam đặt mục tiêu thâm hụt ngân sách ở mức khoảng 3,7% GDP trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025 và sau đó giảm tiếp xuống 3% vào năm 2030.

Fitch Ratings dự báo thâm hụt ngân sách sẽ trung bình ở ngưỡng khoảng 4,3% GDP trong năm 2024 và 2025, cao hơn so với con số 4,1% GDP của năm 2023.

Một số thách thức trong ngắn hạn: Fitch Ratings tin rằng, sẽ có những thách thức do yếu tố môi trường bên ngoài có nhiều thách thức. Ngoài ra là một số hiệu ứng ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng trong nước, do thị trường bất động sản khó khăn.

Dựa trên các tính toán của riêng mình, Fitch Ratings dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam ước tính đạt khoảng 4,8%, thấp hơn khá nhiều so với con số 8% của năm 2022, tuy nhiên sang đến năm 2024 GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng được 6,3% và 6,5% trong năm 2025.

GDP Việt Nam đã hồi phục trong quý III/2023, tăng trưởng được 5,3% sau khi chỉ tăng trưởng được 3,7% trong nửa đầu năm 2023. "Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào tăng trưởng tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định với ổn định kinh tế vĩ mô", Fitch Ratings lưu ý.

Fitch Ratings dự báo triển vọng tăng trưởng GDP trung hạn sẽ khoảng 7%. Lợi thế chi phí, lực lượng lao động có học vấn cao, cũng như việc Việt Nam gia nhập nhiều hiệp định thương mại khu vực và toàn cầu sẽ giúp mang đến thêm dòng vốn FDI trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang ngày một được đa dạng hóa về địa điểm.

Ngoài ra, quan hệ ngoại giao với Mỹ đã được nâng cấp lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện vào tháng 9/2023, sẽ có thể thu hút thêm vốn FDI và thương mại từ Mỹ.

Fitch Ratings dự báo dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ cải thiện, thặng dư thương mại gia tăng trong năm 2024 và 2025. Cấu trúc nợ nước ngoài của Việt Nam cũng thuận lợi bởi phần lớn nợ từ các bên song phương hoặc đa phương, chính vì vậy, gánh nặng nợ bên ngoài giảm đi.

Theo Báo cáo Fitch Ratings

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Trung Quốc mạnh tay sáp nhập các ngân hàng nông thôn

Các ngân hàng nông thôn nhỏ của Trung Quốc đang gặp phải một loạt vấn đề, khiến chính phủ và cơ quan quản lý phải hướng tới việc hợp nhất vào các tổ chức lớn hơn để ngăn chặn việc có thể gây ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng lan rộng.

Lợi nhuận ngân hàng Trung Quốc chịu sức ép từ khó khăn trên thị trường bất động sản Nhu cầu vàng dự báo tiếp tục tăng mạnh, Ngân hàng Trung Quốc đã thực sự đã dừng mua vàng?

HSBC và Leader Energy công bố khoản vay 593 tỷ đồng hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) (HSBC Việt Nam) và Công ty Leader Energy Holding Berhad (Leader Energy) - công ty con của HNG Capital, vừa ký kết một thỏa thuận cho vay trị giá 593 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng mặt trời của Leader Energy tại Việt Nam.

Chuyên gia HSBC chỉ ra những rủi ro không thể ngó lơ khi lập kế hoạch nghỉ hưu HSBC: Tiềm năng phát triển của ngành xe điện Việt Nam vẫn còn rất lớn

Nguy cơ khủng hoảng đồng euro đang gia tăng?

Có một góc nhìn cho thấy khu vực đồng euro hiện đang giống như một khu rừng nơi có những đống bùi nhùi khô chất đống và người dân địa phương hầu như không làm gì để thay đổi hiện trạng mà chỉ đứng nhìn, nhưng họ cũng biết sẽ thật ngu ngốc nếu ném que diêm

Rủi ro khủng hoảng tăng cao khi diễn biến toàn cầu có quá nhiều bất lợi "Chưa tạo được mặt bằng giá nhà ở thì chưa giải quyết được khủng hoảng trên thị trường bất động sản"