Lý do kinh tế Mỹ năm 2024 có thể khác biệt nhất trong nhiều thập kỷ

Trong vòng ba tháng gần đây, lạm phát lõi tại Mỹ đã tăng khoảng 2,2%. Nếu xu thế này tiếp tục, chỉ số lạm phát sẽ rơi xuống dưới ngưỡng 2,5% trong tháng 2/2024.

Lý do kinh tế Mỹ năm 2024 có thể khác biệt nhất trong nhiều thập kỷ

Năm 2024 có thể là một năm khác biệt nhất trong lịch sử kinh tế Mỹ thời kỳ hậu Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Tính từ năm 1945 cho đến nay, chưa từng bao giờ lạm phát hàng năm, tính theo diễn biến của chỉ số giá tiêu dùng, từ 5% xuống dưới 3% mà không gây ra suy thoái kinh tế ở thời điểm sụt giảm hoặc trong vòng 18 tháng sau đó.

Các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tại Philadelphia dự báo ở thời điểm cuối năm 2024, lạm phát thường niên ước tính khoảng 2,5% còn GDP thực tế sẽ tăng trưởng khoảng 1,7% trong suốt cả năm, đúng với dự báo về xu thế dài hạn. Các thị trường tài chính hiện đang dự báo về triển vọng kinh tế “hạ cánh mềm”.

Suốt từ tháng 3/2022, FED đã không ngừng cố gắng kiềm chế lạm phát thông qua việc nâng lãi suất. Việc thắt chặt chính sách tiền tệ vốn thường gây ra suy thoái bởi nền kinh tế trong bối cảnh lạm phát suy giảm cũng giống như bong bóng xì hơi, mọi chuyện khó để diễn ra êm xuôi.

Đã từng có những trường hợp khi mà lãi suất tăng không dẫn đến suy thoái kinh tế, ví như thời kỳ giữa thập niên 1980 hoặc cuối thập niên 1990 (và nhiều thời điểm khác khi mà những diễn biến kiểu như đại dịch COVID-19 xảy ra).

Tuy nhiên cũng phải xét đến thực tế rằng trong những lần như vậy, lạm phát chưa bao giờ lên đến ngưỡng cao như năm 2022. FED từng nâng lãi suất quá nhanh trong năm 2022 và 2023 đến nỗi việc kinh tế “hạ cánh mềm” nằm ngoài dự báo của các chuyên gia.

Vậy khi nào người ta có thể biết chắc chắn kinh tế có suy thoái hay không? Các số liệu lạm phát được điều chỉnh ít hơn so với số liệu kinh tế, chính vì vậy việc FED đạt được mục tiêu kinh tế chắc chắn sớm xảy ra.

Quảng cáo

Xét đến việc hiếm có khi nào lạm phát đúng ở ngưỡng 2%, chính vì vậy sẽ hoàn toàn hợp lý nếu công bố xử lý được vấn đề lạm phát ngay khi mà cả lạm phát toàn phần và lạm phát lõi (đã loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng vốn có nhiều biến động) rơi xuống dưới ngưỡng 2% theo tính toán của FED.

Trong vòng ba tháng gần đây, lạm phát lõi tại Mỹ đã tăng khoảng 2,2%. Nếu xu thế này tiếp tục, chỉ số lạm phát sẽ rơi xuống dưới ngưỡng 2,5% trong tháng 2/2024. Nếu không có đợt dầu tăng giá quá mạnh trong thời gian gần đây, lạm phát toàn phần chắc chắn đúng mục tiêu.

Tiêu chí khác để quyết định việc kinh tế đã “hạ cánh mềm” hay chưa khó xét đoán hơn. Thường khá lâu sau khi suy thoái kinh tế thực sự đã xảy ra, người ta mới tuyên bố về nó. Trong quá khứ, chỉ báo quan trọng nhất được sử dụng chính là quy tắc Sahm.

Người ta sẽ tính toán khi mà tỷ lệ thất nghiệp trung bình ba tháng tăng khoảng 0,5 điểm phần trăm so với ngưỡng thấp nhất của năm liền trước. Quy tắc này đã nhận diện chuẩn xác tất cả các đợt suy thoái kinh tế Mỹ tính từ năm 1960 với sai số rất thấp. Hiện tại, tỷ lệ thất nghiệp tăng khoảng 0,3 điểm phần trăm so với mức thấp của năm 2023.

Quy tắc Sahm sẽ có thể bị phá vỡ lần này khi mà các thị trường lao động vốn quá thiếu nhân lực sau đại dịch COVID-19. Việc thất nghiệp có tăng nhẹ một chút cũng là điều hoàn toàn bình thường. Người sáng lập ra quy tắc này, bà Claudia Sahm, đã cảnh báo quy tắc bị bóp méo bởi sự trở lại của những người lao động từng rời khỏi thị trường trong đại dịch COVID-19, yếu tố này đã đẩy cao tỷ lệ thất nghiệp ngay cả khi thực tế trên thị trường có rất ít sự sa thải người lao động.

Lịch sử tuy nhiên vẫn có thể có những ngoại lệ. Thập niên 1950 và đầu thập niên 1970, sau khi lạm phát giảm đến 1 năm rưỡi, suy thoái kinh tế xảy ra.

Ở hiện tại, các nhà hoạch định chính sách kinh tế Mỹ vẫn chưa từ bỏ các biện pháp kiểm soát chặt chẽ chính sách tiền tệ. Trong cuộc họp bàn về chính sách vào tháng 12/2023, FED đã phát đi thông điệp hạ lãi suất ước tính khoảng ¾ điểm phần trăm trong năm 2024.

Tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Nam Á ước đạt 4,2% trong năm 2024

Đây là nhận định được Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW), Công ty Tư vấn Oxford Economics (Anh) đưa ra mới đây.

Theo Theo Thời Đại Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"

Tham vọng soán ngôi thống trị của đồng USD, BRICS và xu hướng phi đô la hoá có thể đi xa đến đâu?

Nhiều chuyên gia và nhà phân tích cho rằng vị thế của đồng USD trong hệ thống tài chính toàn cầu vẫn vững như bàn thạch. Nhưng nhiều quốc gia bao gồm khối BRICS đang không ngừng tìm kiếm lựa chọn thay thế để thoát khỏi sự phụ thuộc này.

Đồng USD sẽ là “người chiến thắng” duy nhất trong cuộc chiến thương mại giữa phương Tây và Trung Quốc Đồng USD suy yếu kéo dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào kim loại quý