Lý do OPEC+ đang mất dần quyền lực trên thị trường năng lượng

Khi mà nhiều nước đồng loạt gia tăng nguồn cung dầu trên thị trường thì các biện pháp cắt giảm sản lượng của OPEC+ không còn phát huy nhiều tác dụng.

Việc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và liên minh (OPEC+) đặc biệt các nước có quyền lực lớn như Saudi Arabia cố gắng giành lại kiểm soát thị trường dầu dường như đang không phát huy tác dụng. Bằng chứng rõ ràng nhất có thể thấy ở việc giá dầu đang trải qua chuỗi thời gian giảm dài nhất trong nhiều năm.

Phiên giao dịch đầu tuần trên thị trường London và New York, diễn biến các loại giá dầu không có nhiều thay đổi so với phiên cuối tuần trước.

Phiên giao dịch ngày thứ Sáu tuần trước, giá dầu tăng, tuy nhiên, giá dầu đã giảm suốt 7 tuần liên tục và đánh dấu cho chuỗi thời gian sụt giảm dài nhất trong 5 năm, theo tính toán của Reuters.

Tăng 2% trong phiên ngày thứ Sáu, giá dầu Brent lên 75 USD/thùng. Mức giá này thấp hơn 10% so với ngưỡng từng được thiết lập vào giữa tháng 10/2022 khi giá dầu Brent giao dịch ở ngưỡng khoảng 92USD/thùng.

Cũng trong phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng 2% lên 70 USD/thùng, mức giá này thấp hơn khoảng 19% so với thời điểm giữa tháng 10/2023 khi giá dầu giao dịch trong ngưỡng khoảng 89 USD/thùng.

Chuỗi thời gian hai tháng sụt giảm gần đây có thể coi như “cú sốc” với OPEC và Saudi Arabia – nước vốn được coi là quyền lực nhất trong nhóm. Saudi Arabia đã cố gắng ngăn giá dầu giảm sâu trong suốt năm vừa qua. Các nước thành viên OPEC+ đã không ngừng cắt giảm sản lượng trong năm 2023, đồng thời đồng ý hạ sản lượng ước tính 2,2 triệu thùng dầu/ngày trong quý I/2024.

Hiện tại, Saudi Arabia và Nga đang giảm sản lượng ước tính khoảng 1,3 triệu thùng dầu/ngày. Hai nước này đã lựa chọn cắt giảm sản lượng cho đến hết năm nay.

Theo Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, có thể sẽ có thêm các đợt cắt giảm sản lượng mới nếu cần thiết. Trước đây, ông từng nói rằng Saudi Arabia đang cố gắng làm giảm đi những yếu tố “bóp méo” thị trường năng lượng và rằng sự sụt giảm của giá dầu chịu ảnh hưởng bởi những nước đầu cơ.

Quảng cáo

Việc Saudi Arabia đe dọa siết chặt nguồn cung dường như không ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của các thành viên thị trường bởi cùng lúc đó, nguồn cung từ các nước khác gia tăng trên thị trường. Hoạt động sản xuất dầu tại Mỹ đã tăng trưởng mạnh trong năm nay, xuất khẩu dầu thô của Mỹ hiện lên sát ngưỡng kỷ lục 6 triệu thùng/ngày.

Thị trường đồng thời đang dự báo về khả năng nhu cầu dầu trong tương lai không tăng cao, đặc biệt khi mà nhiều nền kinh tế trên thế giới tăng trưởng chững lại và chính phủ các nước đặt trọng tâm vào việc gia tăng sử dụng năng lượng tái tạo.

Thông tin kinh tế vĩ mô gần đây không thực sự phát đi nhiều tín hiệu tích cực. Sản xuất tại Mỹ tháng 11/2023 sụt giảm tháng thứ 13 liên tiếp, theo Viện Quản lý Nguồn cung (ISM). Trung Quốc, một trong những nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, hiện cũng đang đương đầu với quá nhiều các vấn đề kinh tế. Với những yếu tố này, nhu cầu dầu nhiều khả năng sẽ vẫn ở mức thấp.

Các áp lực sẽ có thể khiến cho Saudi Arabia tuyên bố về cuộc chiến giành thị phần với Mỹ, theo nhận định của chuyên gia thị trường năng lượng Paul Sankey. Nếu diễn biến theo kịch bản như vậy, không thể loại bỏ khả năng Saudi Arabia có thể cung dầu rất nhiều ra thị trường trong suốt cả nửa đầu năm 2024 nhằm giành quyền kiểm soát giá dầu.

“Khả năng giá dầu tiếp tục suy yếu trong ngắn hạn hoàn toàn có thể xảy ra. Chúng ta cần nhìn thấy rõ sự đảo chiều trước khi có thể lạc quan về triển vọng giá dầu”, chuyên gia phân tích thị trường tại City Index và Forex.com – ông Fawad Razaqzada phân tích.

Chênh lệch giữa các hợp đồng giao tháng, chỉ báo quan trọng về nguồn cung và nhu cầu, tiếp tục cho thấy sự suy yếu trên thị trường dầu. Chênh lệch về giá dầu Brent và WTI giao tháng gần nhất và sau ba tháng đang cho thấy chỉ báo tiêu cực trong ngắn hạn.

Nhà đầu tư sẽ dõi theo những báo cáo về các yếu tố căn bản trên thị trường từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (IEA), OPEC+ và Bộ Năng lượng Mỹ cũng như quyết định liên quan đến lãi suất của Fed.

Dự báo về việc mùa đi lại cuối năm nay sẽ là bận rộn nhất tại Mỹ tính từ năm 2000 cũng đang tạo tín hiệu tốt về nhu cầu năng lượng.

Citigroup phân tích OPEC+ sẽ cần phải kéo dài các biện pháp cắt giảm sản lượng sang năm sau để giữ được giá dầu trong ngưỡng 70-80USD/thùng.

Theo Yahoo Finance, Bloomberg

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"

Tham vọng soán ngôi thống trị của đồng USD, BRICS và xu hướng phi đô la hoá có thể đi xa đến đâu?

Nhiều chuyên gia và nhà phân tích cho rằng vị thế của đồng USD trong hệ thống tài chính toàn cầu vẫn vững như bàn thạch. Nhưng nhiều quốc gia bao gồm khối BRICS đang không ngừng tìm kiếm lựa chọn thay thế để thoát khỏi sự phụ thuộc này.

Đồng USD sẽ là “người chiến thắng” duy nhất trong cuộc chiến thương mại giữa phương Tây và Trung Quốc Đồng USD suy yếu kéo dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào kim loại quý