Moody hạ triển vọng tín nhiệm Mỹ

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody mới đây đã đưa triển vọng tín nhiệm Mỹ vào diện tiêu cực bởi viện dẫn đến những rủi ro với tình hình tài khóa cũng như chia rẽ chính trị tại nước này.

Moody hạ triển vọng tín nhiệm của Mỹ khỏi mức ổn định dù rằng vẫn giữ nguyên xếp hạng tín dụng ở ngưỡng Aaa, ngưỡng cao nhất trong giới hạn đầu tư.

“Rủi ro suy giảm sức mạnh tài khóa của Mỹ đã tăng lên và giờ đây không còn có thể được bù đắp đầy đủ bởi thế mạnh tín nhiệm tín dụng quốc gia. Trong bối cảnh lãi suất cao, nếu không có các biện pháp tài khóa hiệu quả để giảm chi tiêu của chính phủ hoặc tăng doanh thu, Moody cho rằng tình hình thâm hụt tài khóa của Mỹ sẽ vẫn ở ngưỡng cao, làm suy yếu khả năng trả nợ của nước Mỹ”, chuyên gia cao cấp tại Moody’s – ông William Foster phân tích.

Moody’s đang là tổ chức xếp hạng tín nhiệm duy nhất vẫn duy trì xếp hạng tín dụng nước Mỹ ở ngưỡng cao nhất. Moody khẳng định xếp hạng Aaa phản ánh cho thế mạnh tín nhiệm bền vững của nước Mỹ.

Trong tuyên bố sau khi Moody’s công bố quyết định liên quan đến triển vọng tín nhiệm của Mỹ, thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre khẳng định việc thay đổi triển vọng là kết quả trực tiếp từ những áp lực của phía Đảng Cộng hòa.

Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo trong khi đó lên tiếng phản đối việc thay đổi triển vọng tín nhiệm Mỹ, ông khẳng định rằng kinh tế Mỹ vẫn mạnh, còn trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ hiện vẫn đang là tài sản an toàn và thanh khoản nhất.

Moody’s đã từng nói đến khả năng hạ xếp hạng tín nhiệm trong báo cáo vào ngày 25/9. Moody’s nhấn mạnh, dù rằng các nghĩa vụ trả nợ sẽ không bị ảnh hưởng đến nền kinh tế, song đồng thời nhấn mạnh đến sự suy yếu trong quản trị của nước Mỹ so với nhiều nước khác có cùng xếp hạng Aaa.

Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm Mỹ ở ngưỡng AA+, thấp hơn một mức so với ngưỡng cao nhất sau khi tổ chức xếp hạng tín nhiệm hạ xếp hạng tín nhiệm chính phủ Mỹ sau cuộc chiến liên quan đến vấn đề trần nợ. S&P Global Ratings xếp hạng tín nhiệm Mỹ ở ngưỡng AA+, dưới một bậc so với ngưỡng cao nhất. Trước đó vào năm 2011, S&P Global Ratings đã hạ xếp hạng tín nhiệm Mỹ bởi vấn đề liên quan đến trần nợ.

Sau thông báo về vấn đề hạ triển vọng tín nhiệm, lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm tăng vượt ngưỡng 4,65%, chốt phiên ở ngưỡng khá cao.

Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ông Jerome Powell, nói rằng Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ vẫn tiếp tục hành động thận trọng thế nhưng cũng sẽ không ngại ngần siết chặt chính sách tiền tệ hơn nữa, nếu cần thiết để có thể kiềm chế lạm phát.

Quảng cáo

“Nếu việc siết chặt chính sách tiền tệ hơn nữa là phù hợp, chúng tôi cũng sẽ không ngại ngần làm như vậy”, ông Powell nhấn mạnh trong bài phát biểu mở đầu hội nghị của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Washington vào ngày thứ Năm.

Ông Powell cũng nói thêm: “Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục hành động thận trọng để tránh rủi ro điều chỉnh chính sách sai lệch chỉ dựa trên một vài tháng số liệu tốt và tránh rủi ro siết chặt chính sách tiền tệ quá mức”.

Ông Powell khẳng định, các nhà hoạch định chính sách kinh tế cam kết giữ lãi suất ở mức đủ cao để giữ được mục tiêu đưa lạm phát về 2%.

Những điểm nhấn chính trong tuyên bố của ông Powell củng cố quan điểm các nhà hoạch định chính sách chưa sẵn sàng tuyên bố về việc chấm dứt cuộc chiến siết chặt chính sách tiền tệ dù rằng các thị trường tài chính và chuyên gia kinh tế đã kết luận rằng Ngân hàng Trung ương Mỹ đã hoàn tất việc nâng lãi suất.

Ông Powell nói rằng, lợi ích từ việc tình hình chuỗi cung ứng cải thiện đã giúp hãm đà tăng của lạm phát, đồng thời nhắc lại về việc tăng trưởng cao hơn sẽ khiến cho việc thắt chặt chính sách được thực thi chặt chẽ hơn.

Trong nghiên cứu gửi khách hàng mới đây, chuyên gia kinh tế trưởng tại JPMorgan Chase & Co – ông Michael Feroli nói: “Chúng tôi vẫn tin rằng FED đã hoàn tất việc nâng lãi suất, tuy nhiên bài phát biểu mới nhất nhắc mọi người nhớ rằng FED sẽ vẫn giữ quan điểm “diều hâu” cho đến khi họ thấy lạm phát diễn biến cải thiện”.

Người đứng đầu ngân hàng trung ương Mỹ hiện đang cố gắng đánh giá liệu họ có nên nâng lãi suất cơ bản lên ngưỡng cao hơn, đồng thời đang tranh cãi về việc cần giữ lãi suất ở ngưỡng hiện tại đến khi nào. Ủy ban thị trường mở thuộc FED (FOMC) trong tuần trước duy trì lãi suất ở mức 5,25% đến 5,5%, cao nhất trong 22 năm.

Lạm phát đang giảm tốc, tuy nhiên vẫn ở trên ngưỡng mục tiêu của FED. Từ nay đến cuối năm, các quan chức thuộc FED dự kiến sẽ có cuộc họp vào ngày 12-13/12 sắp tới.

Trong bài phát biểu của mình, người đứng đầu FED cho biết hiện chưa rõ diễn biến lạm phát sẽ ra sao trong trường hợp tình hình chuỗi cung ứng có cải thiện.

Ông Powell đồng thời nói thêm ngân hàng trung ương Mỹ sẽ có rà soát về khung chính sách từ năm 2024 sau khi thông báo cải tổ vào năm 2020.

Tổng hợp từ Bloomberg

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"

Tham vọng soán ngôi thống trị của đồng USD, BRICS và xu hướng phi đô la hoá có thể đi xa đến đâu?

Nhiều chuyên gia và nhà phân tích cho rằng vị thế của đồng USD trong hệ thống tài chính toàn cầu vẫn vững như bàn thạch. Nhưng nhiều quốc gia bao gồm khối BRICS đang không ngừng tìm kiếm lựa chọn thay thế để thoát khỏi sự phụ thuộc này.

Đồng USD sẽ là “người chiến thắng” duy nhất trong cuộc chiến thương mại giữa phương Tây và Trung Quốc Đồng USD suy yếu kéo dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào kim loại quý