Moody's lo ngại rủi ro lạm phát toàn cầu cao dai dẳng

Dù các ngân hàng trung ương đã “lèo lái” tốt kinh tế toàn cầu và tạo ra xu thế giảm lạm phát bằng việc nâng lãi suất nhưng rủi ro lạm phát cao vẫn hiện hữu.

CNBC dẫn dự báo mới công bố của Moody cho biết, kinh tế toàn cầu nhiều khả năng sẽ chững lại khi lạm phát ở ngưỡng cao hơn so với dự báo trước đó.

Bà Marie Diron, Giám đốc điều hành bộ phận xếp hạng tín nhiệm quốc gia tại Moody’s Investors phân tích: “Chúng ta đang chứng kiến sự chững lại của tăng trưởng kinh tế toàn cầu và điều đó sẽ ảnh hưởng đến châu Á thông qua các điều kiện thương mại cũng như khả năng tiếp cận nguồn vốn”.

Theo bà Diron, sự chững lại có thể phân tích từ ba yếu tố: lãi suất cao, tăng trưởng kinh tế chững lại cũng như nhiều áp lực trong hệ thống tài chính.

Dù các ngân hàng trung ương đã có thể “lèo lái” tốt kinh tế toàn cầu và tạo ra xu thế giảm lạm phát bằng việc nâng lãi suất, rủi ro lạm phát cao vẫn hiện hữu, bà Diron phân tích.

“Hiện vẫn có những rủi ro về khả năng lạm phát sẽ dai dẳng hơn so với dự báo, chính vì vậy nó có thể gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế trong thời gian dài hơn”, Giám đốc điều hành bộ phận xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Moody’s Investors nêu.

FED đã bắt đầu chiến dịch nâng lãi suất vào tháng 3/2022 khi lạm phát leo thang lên ngưỡng cao nhất trong 40 năm.

Trong vòng khoảng một năm rưỡi, Ngân hàng trung ương Mỹ đã nâng lãi suất liên bang lên ngưỡng từ 5,25% lên 5,5%. Vào ngày thứ Sáu tuần trước, chủ tịch FED cảnh báo về khả năng có thêm các đợt nâng lãi suất là điều này hoàn toàn có thể xảy ra.

“Chúng tôi đã chứng kiến các ngân hàng hấp thụ tốt các đợt nâng lãi suất, các yếu tố này có nhiều ảnh hưởng tích cực, tuy nhiên cũng cần đến những sự điều chỉnh về hoạt động kinh doanh để có thể tiếp tục thu hút được tiền gửi”, bà Diron giải thích.

Quảng cáo

Tuy nhiên bà Diron cảnh báo về khả năng có những yếu tố gây căng thẳng nhưng chưa bộc lộ ra ở thời điểm hiện tại mà phải chờ đến thời gian còn lại của năm nay hoặc năm sau.

Cũng theo bà Diron, Trung Quốc có thể là nguồn gây bất ổn thứ ba.

Moody không dự báo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ sớm khôi phục tăng trưởng và cho rằng việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chững lại sẽ gây ra ảnh hưởng đến khắp khu vực.

“Triển vọng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chịu ảnh hưởng bởi những rủi ro suy giảm và điều này có thể mang hàm ý về rủi ro vỡ nợ”, bà Diron lo ngại.

Gần đây, kinh tế Trung Quốc đã liên tục đón nhận những số liệu kinh tế gây thất vọng, số liệu kinh tế mới nhất yếu hơn so với kỳ vọng.

Thay vì tăng trưởng 10% trong quý II/2023 như dự báo, GDP Trung Quốc chỉ đạt hơn 3%. Nền kinh tế được dự báo chuẩn bị rơi vào ngưỡng giảm phát. Cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản càng tồi tệ hơn. Triển vọng kinh tế Trung Quốc trở nên u ám, nhiều người lo ngại về 1 cuộc suy thoái kéo dài.

Dù chuyên gia Moody dự báo về khả năng kinh tế toàn cầu suy giảm, bà vẫn tin vào việc có những yếu tố mang đến sự vững vàng. “Chúng ta vẫn có thể chứng kiến tăng trưởng cao và điều kiện thuận lợi tại nhiều thị trường như Ấn Độ hay Indonesia”. bà Diron nói.

Indonesia có khả năng tận dụng tốt các tài nguyên lớn của nước này và phát triển nhiều lĩnh vực thông qua việc sản xuất các tài nguyên thông qua chuỗi cung ứng.

Quốc gia Đông Nam Á này hiện đang có trữ lượng lớn các loại thiếc, nickel và bô xít, các loại nguyên liệu rất quan trọng trong việc sản xuất các loại phương tiện đi lại bằng điện.

(Nguồn: CNBC)

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Nhìn lại thị trường toàn cầu quý 3: Yên Nhật tăng vọt, giá dầu lao dốc

Quý 3/2024 với những biến động mạnh mẽ trên các thị trường vừa kết thúc: Đồng yên tăng giá mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, các ngân hàng trung ương nhanh chóng chuyển hướng sang nới lỏng tiền tệ, giá dầu lao dốc, giá vàng tỏa sáng và

Ngân hàng UOB: Nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế tối thiểu toàn cầu Cuộc đua phi đô la hoá "nóng lên" trên toàn cầu: Nhân dân tệ, bảng Anh, euro - đâu sẽ là nhân tố "truất ngôi vương" của đồng bạc xanh?

Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng do tăng trưởng kinh tế suy giảm

Ngày 27/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ, mức giảm lần thứ hai trong năm nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang chững lại.

Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh Ông trùm dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới chuẩn bị bơm lượng lớn dầu giá rẻ đến Trung Quốc, dầu Nga thêm áp lực

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"

Tham vọng soán ngôi thống trị của đồng USD, BRICS và xu hướng phi đô la hoá có thể đi xa đến đâu?

Nhiều chuyên gia và nhà phân tích cho rằng vị thế của đồng USD trong hệ thống tài chính toàn cầu vẫn vững như bàn thạch. Nhưng nhiều quốc gia bao gồm khối BRICS đang không ngừng tìm kiếm lựa chọn thay thế để thoát khỏi sự phụ thuộc này.

Đồng USD sẽ là “người chiến thắng” duy nhất trong cuộc chiến thương mại giữa phương Tây và Trung Quốc Đồng USD suy yếu kéo dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào kim loại quý