Một mặt hàng của Trung Quốc đang phủ sóng khắp thế giới: Là 'gà đẻ trứng vàng' mới, Trung Quốc xuất khẩu đứng đầu thế giới

Mặt hàng này của Trung Quốc đang được các quốc gia săn đón bất chấp tình hình xuất khẩu chung ảm đạm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

“Gà đẻ trứng vàng” mới của Trung Quốc

Vào thời điểm nhiều mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc đang chững lại và người tiêu dùng tại quốc gia này đang thắt chặt hầu bao, ô tô của quốc gia này đang tràn ngập khắp thế giới.

Nhu cầu ở nước ngoài đối với các mẫu xe giá rẻ được sản xuất tại Trung Quốc – chủ yếu là các mẫu xe chạy bằng xăng hiện nay lớn đến mức thiếu hụt tàu để vận chuyển chúng.

Các nhà sản xuất ô tô của Trung Quốc đã “thống trị” thị trường Nga sau khi xung đột tại Ukraine diễn ra và chủ yếu được vận chuyển bằng tàu hỏa. Ngoài ra, các công ty này cũng đã chiếm được thị phần lớn ở thị trường Đông Nam Á, Australia, Nam Mỹ và Mexico. Các nhà sản xuất của Trung Quốc cũng đang sẵn sàng để đẩy mạnh sang thị trường châu Âu ngay khi họ có đủ tàu để vận chuyển.

Các nhà máy đóng tàu dọc sông Dương Tử đang xây dựng một đội tàu chở ô tô hoạt động như những bãi đậu xe nổi khổng lồ, có khả năng chở 5.000 ô tô trở lên cùng một lúc.

Nhà máy đóng tàu Jinling ở Yizheng - một thị trấn gần Nam Kinh, được miêu tả qua lời của một người thợ hàn rằng “bận rộn suốt ngày đêm, ngày nào cũng hoạt động cả ca đêm”.

Theo số liệu công bố vào ngày 7/9, tổng xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc từ đồ nội thất đến đồ điện tử tiêu dùng, đã giảm 5,5% trong 8 tháng đầu năm nay. Tuy nhiên xuất khẩu ô tô Trung Quốc lại tăng gấp 4 lần chỉ trong vòng 3 năm, vượt qua Nhật Bản để trở thành nước xuất khẩu số 1 thế giới trong năm nay. Trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu ô tô đã tăng trưởng 86%.

Nhu cầu chi tiêu của các hộ gia đình Trung Quốc trong việc mua ô tô mới và hầu hết mọi thứ khác đã suy giảm khi giá bất động sản sụt giảm. Khi các hộ gia đình Trung Quốc mua ô tô, họ ngày càng lựa chọn xe điện từ các nhà sản xuất địa phương - vốn đang dẫn đầu về sản xuất xe điện trên toàn cầu. Kết quả là một nguồn cung cấp khổng lồ các mẫu xe chạy bằng xăng mà người tiêu dùng Trung Quốc không còn mấy mặn mà được bán ra nước ngoài.

Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang mắc kẹt trong việc chuẩn bị nhà máy để sản xuất khoảng 15 triệu ô tô chạy bằng xăng mỗi năm. Để chuẩn bị, họ đã phản ứng bằng cách gửi hơn 4 triệu ô tô trong năm nay ra thị trường nước ngoài với giá hời để giải phóng các nhà máy.

ava5-8008.png
Quảng cáo

Bỏ xa các đối thủ

Trên khắp thế giới, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang từng bước chiếm lấy thị phần. Thép và thiết bị điện tử dùng trong ô tô ở Trung Quốc rất rẻ, mang lại lợi thế cho các nhà sản xuất ô tô ở đây. Chính quyền địa phương ở Trung Quốc cũng cung cấp cho các công ty đất đai gần như miễn phí, các khoản vay với lãi suất gần như bằng 0 và rất nhiều các khoản trợ cấp khác.

Sau nhiều năm đạt được chất lượng và cải tiến công nghệ, ô tô Trung Quốc, ngay cả những chiếc có động cơ đốt trong lỗi thời, đang gây chú ý tại các sự kiện trong ngành như Triển lãm ô tô Munich tuần này.

Tại Australia, các hãng xe Trung Quốc đã vượt qua đối thủ Hàn Quốc về doanh số bán hàng và đang bắt kịp đối thủ Nhật Bản. Trung Quốc cũng đã nhanh chóng mở rộng xuất khẩu sang Mexico và Anh, đồng thời bắt đầu tăng xuất khẩu sang Bỉ và Tây Ban Nha - những nơi có các cảng bốc dỡ ô tô quan trọng đóng vai trò là cửa ngõ vào các nước thuộc Liên minh Châu Âu khác.

Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc như BYD và Chery, cũng như các hãng tàu châu Âu và Singapore vận chuyển ô tô cho họ, đã đặt gần như tất cả các đơn đặt hàng hiện đang chờ xử lý trên toàn thế giới cho 170 tàu chở ô tô. Ông Daniel Nash, người đứng đầu bộ phận vận chuyển phương tiện tại VesselsValue - một công ty dữ liệu vận chuyển ở London cho biết trước khi bùng nổ xuất khẩu ô tô của Trung Quốc, chỉ có 4 chiếc được đặt hàng mỗi năm.

Các xưởng đóng tàu xuôi ngược sông Dương Tử với hàng ngàn công nhân, kêu leng keng từ sáng sớm cho đến tận đêm khuya. Không khí tấp nập được ghi nhận vào cuối tuần trước tại Nhà máy đóng tàu Jinling, nơi các công nhân đã gần hoàn thành hai chiếc tàu chở ô tô cho Công ty Vận tải Đông Thái Bình Dương của Singapore.

Ông Nash cho biết, chi phí mỗi ngày để một nhà sản xuất xe thuê tàu chở ô tô đã tăng lên 105.000 USD, từ mức 16.000 USD hai năm trước. BYD đang chi gần 100 triệu USD cho mỗi hãng để xây dựng 6 hãng vận tải ô tô lớn nhất từng được chế tạo. Hầu hết các tàu dự kiến hoàn thành trong vòng 3 năm tới.

c6-7150.png

“Mỏ vàng” mới cho ô tô “made in China”

Châu Âu đang trở thành mục tiêu chính của hầu hết các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc. Họ đang sử dụng những thương hiệu như Volvo và MG, được mua lại nhiều năm trước, để giành được sự chấp nhận rộng rãi hơn ở châu Âu.

Tập đoàn Công nghiệp ô tô Thượng Hải thuộc sở hữu nhà nước - công ty đã mua lại thương hiệu MG huyền thoại của Anh vào năm 2007, đang xuất khẩu ô tô giá rẻ từ Trung Quốc không chỉ sang Anh mà còn sang Úc. MG đã tái xuất hiện tại Úc trong năm nay với tư cách là một trong những thương hiệu xe hơi bán chạy nhất nước này.

Liên doanh của General Motors với SAIC đã bắt đầu vận chuyển xe cỡ nhỏ Chevrolet Aveo tới Mexico, bán vào tháng 6 với giá khởi điểm 16.300 USD.

Theo NY Times

Theo Theo Nhịp sống Thị trường Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

VN-Index được dự báo hướng đến chinh phục vùng hơn 1.300 điểm

Theo dự báo của một số công ty chứng khoán, tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp là động lực để thị trường chứng khoán tiếp tục đi lên, chinh phục những vùng giá cao hơn.

Cổ phiếu OCB bất ngờ tăng trần trong ngày thị trường chứng khoán “rực lửa” Khối ngoại và các công ty chứng khoán đẩy mạnh giao dịch trên thị trường phái sinh

Nhìn lại thị trường toàn cầu quý 3: Yên Nhật tăng vọt, giá dầu lao dốc

Quý 3/2024 với những biến động mạnh mẽ trên các thị trường vừa kết thúc: Đồng yên tăng giá mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, các ngân hàng trung ương nhanh chóng chuyển hướng sang nới lỏng tiền tệ, giá dầu lao dốc, giá vàng tỏa sáng và

Ngân hàng UOB: Nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế tối thiểu toàn cầu Cuộc đua phi đô la hoá "nóng lên" trên toàn cầu: Nhân dân tệ, bảng Anh, euro - đâu sẽ là nhân tố "truất ngôi vương" của đồng bạc xanh?

Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng do tăng trưởng kinh tế suy giảm

Ngày 27/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ, mức giảm lần thứ hai trong năm nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang chững lại.

Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh Ông trùm dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới chuẩn bị bơm lượng lớn dầu giá rẻ đến Trung Quốc, dầu Nga thêm áp lực

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"