Nếu Việt Nam chuyển động chậm thì 3-5 năm tới, trái phiếu xanh cũng chỉ là "nói cho vui”

Chuyên gia cho rằng thị trường trái phiếu thông thường hiện cũng đang gặp khó khăn, do đó nếu chuyển động chậm thì trái phiếu xanh khó triển khai trên thực tế.

Tại hội thảo “Tài chính xanh và thị trường tín chỉ carbon” tổ chức sáng ngày 6/9 tại TP. Hồ Chí Minh, ông Trường An, đại diện Tập đoàn CT Group cho biết, là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, các công trình bất động sản của CT Group đều đạt những kiểm định và chứng chỉ xanh để có thể tiếp cận được những khoản tín dụng xanh.

Ngoài ra, tập đoàn cũng đã đầu tư và nghiên cứu các lĩnh vực công nghệ nhằm tối ưu việc giảm phát thải cũng như tối ưu về tiêu thụ năng lượng. Hiện CT Group có viện nghiên cứu tại Pháp chuyên sử dụng thuật toán AI để nghiên cứu các công nghệ tối ưu việc tiêu thụ năng lượng trong các khu công nghiệp, nhà máy và lĩnh vực logistics.

Bên cạnh đó, CT Group cũng đang phát triển mảng vật liệu xây dựng xanh để giảm phát thải khí nhà kính. Ngoài ra, CT Group còn đầu tư phát triển các hệ thống giao thông công cộng nhanh (tàu điện cao tốc và máy bay không người lái) nhằm góp phần thực hiện việc giảm phát thải nhà kính đến năm 2050 đạt net zero.

Dù vậy, hiện các doanh nghiệp cũng đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tài chính xanh, trái phiếu xanh nếu phát triển các công nghệ nói trên tại Việt Nam. Do đó, các công ty phát triển công nghệ của CT Group đều phải đặt trụ sở tại các nước phát triển như Pháp, Israel, Thuỵ Sĩ… vì các nước này có khung pháp chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp start up về công nghệ để có thể tiếp cận nguồn tín dụng xanh.

Theo ông Trường An, để có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường tài chính xanh, TP. Hồ Chí Minh nên kết nối các nhà làm chính sách, các doanh nghiệp với các quỹ đầu tư, cùng chính quyền thành phố để có thể đưa ra các cơ chế, chính sách phát triển thị trường tài chính tại Việt Nam và có thể thí điểm đầu tiên tại TP.Hồ Chí Minh.

hoi-thao-tai-chinh-xanh-1928.jpg
Các chuyên gia tham dự hội thảo

Bà Trần Thị Thúy Ngọc, Phó Tổng Giám đốc, Công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam cho rằng, hiện còn nhiều vấn đề Việt Nam cần xem xét cho phù hợp bối cảnh, như việc nên đi theo thị trường tín chỉ carbon bắt buộc hay tự nguyện, có nên áp dụng thuế carbon hay không. Một số nước phát triển như Mỹ không đặt ra thuế carbon, trong khi một số nước xung quanh Việt Nam có áp dụng.

Theo bà Trần Thị Thúy Ngọc, trong bối cảnh chung, TP. Hồ Chí Minh cần có chính sách riêng đặc thù, áp dụng thử nghiệm, nếu không sẽ không thực hiện được. Hiện nay 65% phát thải carbon là từ năng lượng. Vậy để giảm phát thải từ lĩnh vực năng lượng, TP. Hồ Chí Minh cần có đặc thù, nhất là khi thực hiện Quy hoạch điện VIII…

Về phát triển thị trường carbon, hiện nay kể cả một số nước phát triển cũng chỉ là nước trung gian, không thực sự đẩy mạnh, khuyến khích phát triển thị trường này. Việt Nam phải tham gia nhưng lộ trình, thách thức ra sao, cho doanh nghiệp tham gia theo hình thức như thế nào… là những vấn đề cần xem xét.

Đại diện Deloitte nêu một bài học từ Singapore mà TP. Hồ Chí Minhcó thể học tập. Đó là việc Singapore chi 5 triệu USD xây dựng trung tâm dữ liệu, đảm bảo đầy đủ toàn bộ nội dung liên quan đến thị trường tín chỉ carbon, tài chính xanh. Từ đây, các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng có đủ thông số đánh giá dự án xanh, phát triển bền vững. Theo bà, tiền đầu tư cho trung tâm này không quá nhiều và các nguồn tài trợ cũng sẵn sàng nếu chúng ta thực sự bắt tay vào làm.

Quảng cáo

Đề cập kinh nghiệm về tài chính xanh, trái phiếu xanh trên thế giới và tại Việt Nam, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho biết, nhiều năm trước, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tuy nhiên, vấn đề tài chính về bảo vệ môi trường tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, đặc biệt là tín dụng xanh. Hiện trái phiếu xanh về bảo vệ môi trường tại Việt Nam chưa có nhiều.

ts-tri-hieu-2078.jpg
TS. Nguyễn Trí Hiếu

Vị này nêu, trên thế giới, lũy kế đến nay đã có 2,4 ngàn tỷ USD trái phiếu xanh được phát hành. Tại Mỹ, lũy kế đến nay đã phát hành được 400 tỷ USD trái phiếu xanh. Trong khi đó tại Việt Nam, mới chỉ có 3 doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh với số lượng phát hành rất khiêm tốn. Đó là chưa kể không biết có bao nhiêu nhà đầu tư đã mua loại trái phiếu này. Trên thị trường chứng khoán cũng chưa nghe đến trái phiếu xanh mà chỉ mới phát hành trên thị trường trái phiếu riêng lẻ. Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, điều này cho thấy, vấn đề về tài chính xanh, trái phiếu xanh vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam.

Để trái phiếu xanh có thể phổ biến tại Việt Nam, các nhà phát hành phải quan tâm đến 4 vấn đề gồm sử dụng vốn thế nào, cho công trình dự án gì; dự án đó phải được thẩm định chặt chẽ; các nhà phát hành phải cho nhà đầu tư biết việc quản lý dòng vốn để có nguồn trả nợ cho trái phiếu như thế nào; báo cáo từ nhà phát hành, công ty kiểm toán, công ty chức năng thật minh bạch.

Từ đó, TS. Nguyễn Trí Hiếu nêu kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên - Môi trường cần đưa ra các tiêu chí, quy chuẩn về trái phiếu xanh để các nhà phát hành phải tuân thủ. Chuyên gia cho rằng, nếu Việt Nam chuyển động chậm thì 3-5 năm tới, trái phiếu xanh có lẽ cũng chỉ là “nói cho vui” chứ khó triển khai trên thực tế. Bởi lẽ, ngay cả thị trường trái phiếu thông thường tại Việt Nam cũng đang gặp khó khăn chứ đừng nói là thị trường trái phiếu xanh.

Nhập cuộc của nhà băng

Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Đăng Thanh, Phó Tổng Giám đốc HDBank cho biết, từ những năm 2018, HDBank có chương trình cụ thể gia tăng nguồn lực cho chuyển đổi xanh bằng việc thúc đẩy các chương trình nâng cao nhận thức phát thải khí nhà kính với nhân viên. HDBank cũng là ngân hàng tiên phong ban hành chính sách cấp tín dụng xanh với 11.000 tỷ đồng trong năm 2022.

Nhận định về thị trường tín chỉ carbon, ông Thanh cho rằng, tín chỉ carbon sẽ là hàng hóa đặc thù trong giảm phát thải khí nhà kính. Vấn đề cơ quan quản lý làm sao xây dựng được thị trường tín chỉ carbon theo hướng thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp.

Lãnh đạo HDBank nêu, khi khung pháp lý đối với thị trường này hoàn chỉnh và việc vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2025 được thực hiện như định hướng của Chính phủ tại Nghị định 06/2022, ngân hàng cũng sẽ nghiên cứu để có các giải pháp hỗ trợ người dân cũng như các doanh nghiệp tham gia thị trường này khi tín chỉ này trở thành một trong những loại hàng hóa đặc thù có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính.

Ông Phạm Trung Kiên, Phó Trưởng Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Nam cho biết, từ năm 2016, Agribank đã triển khai chương trình tín dụng ưu đãi quy mô tối thiểu 50.000 tỷ đồng và không hạn chế nguồn vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch vì sức khỏe cộng đồng. Đến nay, doanh số cho vay nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của ngân hàng đạt trên 25.000 tỷ đồng, chiếm 50% tổng nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này, dư nợ đạt 12.000 tỷ đồng với hơn 43.000 khách hàng.

Dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực xanh của Agribank cũng có sự tăng trưởng ổn định qua từng năm. Tính đến ngày 31/12/2022, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực xanh tại ngân hàng đạt gần 12.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 1% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, với hơn 41.000 khách hàng vay vốn.

Trong thời gian tới, Agribank quyết tâm triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm thúc đẩy tín dụng xanh, ngân hàng xanh, hỗ trợ phát triển bền vững. Chủ động tìm kiếm, tiếp cận nguồn vốn quốc tế xanh thông qua các bộ, ngành đầu mối hoặc các định chế tài chính, tổ chức phi chính phủ, Quỹ tín thác tín dụng xanh... để tăng cường nguồn vốn hỗ trợ cho các dự án xanh. Chuẩn bị để phát hành trái phiếu xanh tăng vốn…

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

BacABank (BAB) báo lãi 650,6 tỷ đồng 9 tháng đầu năm, nợ xấu tăng hơn 50%

BacABank (BAB) báo lãi 650,6 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Đáng chú ý, nợ xấu nội bảng của nhà băng này tăng 50% so với đầu năm lên hơn 1.375 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chiếm hơn 58,6%, …

BAC A BANK giành giải "Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2023" Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) khai trương Chi nhánh Cà Mau

Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Sau 22 phiên giao dịch (từ ngày 23/10 - 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký.

Vinhomes tách công ty quy mô 18.500 tỷ đồng chuyên quản lý khu công nghiệp thành 3 công ty con 100 triệu cổ phiếu đầu tiên "về túi" Vinhomes trong thương vụ lịch sử của chứng khoán Việt Nam

Doanh nghiệp buôn thực phẩm mua 17,2 triệu cổ phiếu VIB, Chủ tịch Digiworld không còn là cổ đông lớn Viettel Construction

Công ty CP Đầu tư Phát triển Quang Kim báo cáo đã mua vào 17,2 triệu cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam vào ngày 11/11, nâng tỷ lệ sở hữu tại VIB lên 0,577%.

Viettel Construction (CTR) báo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận kỷ lục năm 2023 Viettel Construction báo lãi kỷ lục năm 2023

Nhiều động thái mới tại Tập đoàn FLC

FLC đã tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát; khởi động lại hàng loạt dự án trọng điểm, tích cực triển khai các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về pháp lý và tài chính cho các dự án.

FLC sau 2 năm tái cấu trúc: Đã cắt giảm 60% nhân sự, trả 4.400 tỷ đồng nợ vay Gần 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào cuối năm: Các công ty liên quan đến Vạn Thịnh Phát, Novaland, FLC đóng góp nghìn tỷ, LDG có Chủ tịch vừa bị khởi tố cũng sẽ phải trả hàng trăm tỷ