Những yếu tố giúp người Mỹ giàu lên kỷ lục trong đại dịch COVID-19

Dù rằng tăng trưởng thu nhập chủ yếu tập trung trong nhóm người giàu, số liệu cho thấy rằng phần đông người Mỹ cũng có những thành quả tài chính trong ba năm đại dịch COVID-19.

Tài sản của các hộ gia đình Mỹ tăng kỷ lục trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến năm 2022, theo số liệu của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố vào ngày thứ Tư.

Nguyên nhân chính đằng sau sự gia tăng tài sản này chính là các chỉ số chứng khoán tăng giá, giá nhà tăng cao và chính phủ đưa ra hàng loạt gói kích cầu giúp cho tình hình tài chính của các hộ gia đình được cải thiện.

Trong vòng ba năm, tài sản trung bình của người dân tăng đến 37% sau khi điều chỉnh với lạm phát, kết quả khảo sát tình hình tài chính của Fed cho hay. Đây là mức tăng trưởng tài sản gia đình cao nhất tính từ năm 1989. Cùng thời điểm đó, thu nhập trung bình của các hộ gia đình tăng 3% trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 sau khi điều chỉnh với mức tăng giá cả.

Dù rằng tăng trưởng thu nhập chủ yếu tập trung trong nhóm người giàu, số liệu cho thấy rằng phần đông người Mỹ cũng có những thành quả tài chính trong ba năm đại dịch COVID-19. Tiền tiết kiệm của người dân tăng, nợ thẻ tín dụng giảm.

Nhiều số liệu khác từ cả chính phủ và lĩnh vực tư nhân cũng cho thấy sự gia tăng tài sản tương tự. Tuy nhiên báo cáo tài sản từ Fed vẫn được coi như nền tảng để tính toán về tài sản của các hộ gia đình. Báo cáo này cho thấy cái nhìn toàn cảnh nhất về tình hình tài chính của người dân, từ tiết kiệm cho đến sở hữu cổ phiếu trong nhiều nhóm chủng tộc, tài sản và độ tuổi khác nhau.

Đây là lần đầu tiên tính từ đại dịch COVID-19, Fed công bố báo cáo về tài sản người dân, cho thấy thực tế cuộc sống tài chính của các hộ gia đình trong giai đoạn kinh tế có nhiều biến động. Vào đầu năm 2020, rất nhiều người dân Mỹ đã mất việc làm và chính phủ Mỹ đã cố gắng làm giảm tác động thông qua nhiều gói hỗ trợ khác nhau.

Gần đây, thị trường việc làm Mỹ tăng trưởng mạnh, tỷ lệ thất nghiệp thấp và mức lương tăng trưởng mạnh giúp làm gia tăng thu nhập của người dân. Cùng lúc đó, lạm phát cao đã làm giảm đi thành quả tăng trưởng tài sản tài chính của người dân bởi nó khiến cho cuộc sống hàng ngày trở nên đắt đỏ hơn.

Nếu không điều chỉnh với lạm phát, thu nhập trung bình của người dân nhiều khả năng tăng khoảng 20%.

Thành quả tài chính của người dân, nhất là với nhóm gia đình nghèo, đặc biệt ấn tượng nếu so với hậu quả từ đợt suy thoái kinh tế gần nhất kéo dài từ năm 2007 đến năm 2009. Trước đây đã mất nhiều năm để tài sản các hộ gia đình hồi phục hoàn toàn sau khủng hoảng, tuy nhiên với nhiều hộ gia đình, điều này đã không bao giờ xảy ra.

Quảng cáo

Thu nhập của tất cả các đối tượng người dân đồng loạt tăng từ năm 2019 đến năm 2022 dù rằng mức tăng này không đều giữa các nhóm thu nhập, điều đó cũng đồng nghĩa bất bình đẳng thu nhập gia tăng.

Thu nhập trung bình của người dân tăng 15% và như vậy ghi nhận mức tăng cao kỷ lục trong ba năm.

Bất bình đẳng thu nhập đã trở nên phức tạp hơn trong thời gian gần đây. Bởi người giàu nắm tỷ lệ lớn tài sản tài chính tại Mỹ, khoảng cách về tài sản thường tăng lên theo nghĩa tuyệt đối khi mà giá cổ phiếu, trái phiếu và nhà đất tăng. Tài sản của các hộ gia đình giàu có tính theo giá trị đồng USD tăng cao hơn.

Còn nếu tính theo tỷ lệ phần trăm, tăng trưởng tài sản của các hộ gia đình nghèo có mức tăng cao nhất. Những người thuộc tầng lớp thấp nhất trong xã hội chứng kiến có tài sản ròng ước tính 3.500 USD trong năm 2022, cao hơn đáng kể so với con số 400 USD của năm 2019.

Trong nhóm các hộ gia đình thuộc nhóm 10% giàu nhất, tài sản trung bình tăng lên 3,79 triệu USD, cao hơn đáng kể so với mức 3,01 triệu USD vào ba năm trước.

Một số người Mỹ dường như tận dụng việc năng lực tài chính tốt hơn để đầu tư vào thị trường chứng khoán. Theo công bố, có khoảng 21% các hộ gia đình trực tiếp sở hữu cổ phiếu trong năm 2022, cao hơn so với con số 15% vào năm 2019, đây cũng là thay đổi lớn nhất từng thấy.

Phần lớn nhà đầu tư mới trên thị trường chứng khoán Mỹ là những nhà đầu tư nhỏ lẻ, điều này cho thấy sự quan tâm của người Mỹ với một số cổ phiếu kiểu như GameStop trong thời kỳ đại dịch COVID-19.

Tài sản của các hộ gia đình da màu tăng mạnh 60% lên 44.900USD, mức tăng trưởng này hơn so với mức tăng 31% của các hộ gia đình da trắng. Tài sản của hộ gia đình da trắng tăng lên mức 285.000USD.

Tài sản của các hộ gia đình gốc Mỹ - Latinh tăng 47%.

Báo cáo của Fed lần đầu cũng tính toán về tài sản của các hộ gia đình người Mỹ gốc Á, nhóm chủng tộc có tài sản trung bình cao nhất so với tất cả các nhóm chủng tộc khác.

Theo Nytimes

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

VN-Index được dự báo hướng đến chinh phục vùng hơn 1.300 điểm

Theo dự báo của một số công ty chứng khoán, tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp là động lực để thị trường chứng khoán tiếp tục đi lên, chinh phục những vùng giá cao hơn.

Cổ phiếu OCB bất ngờ tăng trần trong ngày thị trường chứng khoán “rực lửa” Khối ngoại và các công ty chứng khoán đẩy mạnh giao dịch trên thị trường phái sinh

Nhìn lại thị trường toàn cầu quý 3: Yên Nhật tăng vọt, giá dầu lao dốc

Quý 3/2024 với những biến động mạnh mẽ trên các thị trường vừa kết thúc: Đồng yên tăng giá mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, các ngân hàng trung ương nhanh chóng chuyển hướng sang nới lỏng tiền tệ, giá dầu lao dốc, giá vàng tỏa sáng và

Ngân hàng UOB: Nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế tối thiểu toàn cầu Cuộc đua phi đô la hoá "nóng lên" trên toàn cầu: Nhân dân tệ, bảng Anh, euro - đâu sẽ là nhân tố "truất ngôi vương" của đồng bạc xanh?

Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng do tăng trưởng kinh tế suy giảm

Ngày 27/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ, mức giảm lần thứ hai trong năm nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang chững lại.

Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh Ông trùm dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới chuẩn bị bơm lượng lớn dầu giá rẻ đến Trung Quốc, dầu Nga thêm áp lực

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"