PG Bank hé lộ dàn lãnh đạo mới, đổi trụ sở và tăng mạnh vốn

Tại cuộc họp lần này, ngân hàng sẽ trình cổ đông thông qua nhiều vấn đề quan trọng bao gồm thay tên, đổi trụ sở chính, tăng vốn điều lệ và đặc biệt là bầu các nhân sự chủ chốt.

PG Bank chuẩn bị họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2023.
PG Bank chuẩn bị họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2023.

Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex – PG Bank vừa có công bố tài liệu bổ sung cho cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023, dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 23/10 tới.

Theo đó, tại cuộc họp lần này ngân hàng sẽ trình cổ đông thông qua nhiều vấn đề quan trọng bao gồm thay tên, đổi trụ sở chính, tăng vốn điều lệ và đặc biệt là bầu các nhân sự chủ chốt.

PG Bank cho biết, tên thương mại và logo của PG Bank đang sử dụng được gắn với cổ đông lớn trước đây của PG Bank là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).

Tuy nhiên, hiện nay Petrolimex đã thoái vốn tại PG Bank và không còn là cổ đông lớn của ngân hàng. Đồng thời, Petrolimex đã yêu cầu PG Bank chấm dứt sử dụng các nhãn hiệu thuộc sở hữu của Petrolimex trước ngày 31/12/2023.

Do đó, việc thay đổi tên thương mại và bộ nhận diện thương hiệu mới của PG Bank là việc cần thiết để phù hợp với tình hình hiện tại và định hướng tái cấu trúc của ngân hàng.

Bên cạnh đó, PG Bank cũng dự kiến thay đổi vị trí đặt trụ sở chính từ Tòa nhà Mipec, số 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội sang Tòa nhà HEAC số 14-16 Hàm Long, phường Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Ngân hàng cho biết trụ sở chính PG Bank hiện nay có diện tích sử dụng khoảng 3.600 m2, được đưa vào sử dụng từ năm 2012 khi tổng nhân sự khoảng 200 người. Đến thời điểm hiện tại, cơ sở vật chất tại đây đã bắt đầu xuống cấp và trong thời gian tới sẽ không đáp ứng được nhu cầu về chỗ ngồi cho CBNV khi PG Bank mở rộng quy mô tăng trưởng kinh doanh.

Vì vậy, việc chuyển địa điểm đặt trụ sở chính của PG Bank là cần thiết nhằm đáp ứng các nhu cầu về không gian làm việc, phù hợp với chiến lược tăng trưởng quy mô và khẳng định vị thế thương hiệu của PG Bank trong thời gian tới.

Quảng cáo

Cũng tại cuộc họp lần này, HĐQT PG Bank sẽ trình các cổ đông việc tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu và chào bán cổ phiếu ra công chúng.

Cụ thể, ngân hàng sẽ phát hành 120 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ phát hành 10:4 từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ tính đến 30/6/2023.

Song song, ngân hàng sẽ chào bán 80 triệu cổ phần cho các cổ đông hiện hữu với tỷ lệ chào bán 15:4, mức giá sẽ được HĐQT quyết định nhưng không thấp hơn mệnh giá. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2023, 2024.

Bên cạnh đó, một trong những nội dung quan trọng cổ đông ngân hàng sẽ thông qua trong cuộc họp lần này là việc bầu nhân sự thành viên HĐQT và Ban kiểm soát.

Theo đó, đại hội sẽ xem xét việc miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT theo nguyện vọng cá nhân đối với 4 thành viên HĐQT bao gồm Chủ tịch HĐQT Nguyễn Phi Hùng, Phó Chủ tịch HĐQT Nguyễn Tiến Dũng và các Thành viên HĐQT Nguyễn Mạnh Hải, Oliver Schwarzhaupt, Nilesh Banglorewala.

Trưởng Ban kiểm soát và Thành viên Ban kiểm soát là bà Dương Ánh Tuyết và ông Nguyễn Tuấn Vinh cũng nộp đơn xin từ nhiệm.

Để kiện toàn lại bộ máy lãnh đạo, PG Bank sẽ xem xét bầu bổ sung 5 thành viên HĐQT bao gồm ông Đào Phong Trúc Đại, ông Phạm Mạnh Thắng, bà Đinh Thị Huyền Thanh, ông Vương Phúc Chính và ông Nguyễn Thành Lâm; và hai thành viên Ban kiểm soát chuyên trách, bao gồm ông Trần Ngọc Dũng và ông Trịnh Mạnh Hoán.

Hiện tại ngân hàng chưa công bố hồ sơ chi tiết về các ứng viên được bầu thay thế. Tuy nhiên, trong danh sách ứng viên, ông Đào Phong Trúc Đại là một cái tên đã khá quen thuộc, được biết đến với vai trò Thành viên HĐQT độc lập của Eximbank, là đại diện của nhóm Thành Công tại ngân hàng này.

Ông Đào Phong Trúc Đại sinh năm 1975 từng là Giám đốc Tài chính CTCP kỹ thuật dịch vụ Thành Công, Tổng giám đốc CTCP Khu công nghiệp tổ hợp công nghệ Thành Công Việt Hưng, Tổng giám đốc CTCP Phát triển KCN Việt Hưng, Tổng giám đốc Công ty TNHH phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư PV-Inconess.

Trong khi đó, ông Phạm Mạnh Thắng, nguyên là Phó Tổng giám đốc của Vietcombank, chính thức giữ vị trí Tổng Giám đốc kể từ ngày 15/9 thay cho ông Nguyễn Phi Hùng.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Sau 22 phiên giao dịch (từ ngày 23/10 - 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký.

Vinhomes tách công ty quy mô 18.500 tỷ đồng chuyên quản lý khu công nghiệp thành 3 công ty con 100 triệu cổ phiếu đầu tiên "về túi" Vinhomes trong thương vụ lịch sử của chứng khoán Việt Nam

Doanh nghiệp buôn thực phẩm mua 17,2 triệu cổ phiếu VIB, Chủ tịch Digiworld không còn là cổ đông lớn Viettel Construction

Công ty CP Đầu tư Phát triển Quang Kim báo cáo đã mua vào 17,2 triệu cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam vào ngày 11/11, nâng tỷ lệ sở hữu tại VIB lên 0,577%.

Viettel Construction (CTR) báo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận kỷ lục năm 2023 Viettel Construction báo lãi kỷ lục năm 2023

Nhiều động thái mới tại Tập đoàn FLC

FLC đã tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát; khởi động lại hàng loạt dự án trọng điểm, tích cực triển khai các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về pháp lý và tài chính cho các dự án.

FLC sau 2 năm tái cấu trúc: Đã cắt giảm 60% nhân sự, trả 4.400 tỷ đồng nợ vay Gần 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào cuối năm: Các công ty liên quan đến Vạn Thịnh Phát, Novaland, FLC đóng góp nghìn tỷ, LDG có Chủ tịch vừa bị khởi tố cũng sẽ phải trả hàng trăm tỷ