Phía sau những mặt bằng thuê giá cao: Gắng gượng ôm mặt bằng giá cao trong cảnh kinh doanh thì 'ế ẩm'

Những mặt bằng kinh doanh giá từ 30-200 triệu đồng tại khu trung tâm; từ 20-40 triệu đồng tại khu vực vùng ven Tp.HCM đang đối diện áp lực trả mặt bằng do kinh doanh ế ẩm.

Phía sau những mặt bằng thuê giá cao: Gắng gượng ôm mặt bằng giá cao trong cảnh kinh doanh thì 'ế ẩm'

Có lẽ mặt bằng kinh doanh đang trở thành phân khúc gặp khó khăn nhất trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Câu chuyện về làn sóng trả mặt đã từng nhiều lần nhắc đến và thực tế diễn ra đang khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Trước đến nay, việc trả mặt bằng chủ yếu diễn ra tại các khu vực trung tâm – nơi buôn bán kinh doanh sầm uất thì hiện tại tình trạng này trở thành “làn sóng càn quét” khu ven thành phố. Điều này cho thấy những áp lực trong kinh doanh đang khiến thị trường cho thuê mặt bằng tụt dốc về thanh khoản. Cả người thuê và chủ mặt bằng đều đối diện khó khăn “ngang ngửa” thời điểm dịch Covid-19.

87-3181.jpg
Tình trạng trống mặt bằng cho thuê tại khu trung tâm Tp.HCM ngày càng tăng. Ảnh: Hạ Vy

Ghi nhận cho thấy, những áp lực về việc trả mặt bằng có dấu hiệu tăng mạnh ở phân khúc giá cho thuê cao. Tại khu trung tâm Tp.HCM, các mặt bằng thuê từ 60-200 triệu đồng/tháng, môi giới khó kiếm khách thuê sau khi khách cũ trả. Một số mặt bằng là căn góc vị trí “vàng”, trước đó không có nguồn hàng để thuê thì hiện tại bỏ trống thời gian dài. Thậm chí, chủ nhà phải dùng đến phương án “chẻ nhỏ” mặt bằng để có thanh khoản. Tuy vậy, dù có chẻ nhỏ thì giá thuê vẫn khá kén khách. Trong bối cảnh kinh doanh khó khăn, việc chuyển đổi từ mặt bằng giá cao sang các mặt bằng vừa tiền hơn là lựa chọn của nhiều tiểu thương, doanh nghiệp.

Trong khi đó, tại khu vực ven Tp.HCM như quận 9, Bình Chánh, quận Bình Tân, Tân Bình… những mặt bằng giá cao từ 20-50 triệu đồng/tháng cũng bắt đầu “ngộp thở”. Thậm chí, gần đây một số mặt bằng kinh doanh nhỏ lẻ có giá thuê từ 7-8 triệu đồng/tháng cũng phải trả lại vì buôn bán ế ẩm.

Quảng cáo
89-2863.jpg
Kinh doanh khó khăn khiến môi giới hoạt động trong lĩnh vực cho thuê mặt bằng cũng gặp khó chốt khách. Ảnh: Hạ Vy

Theo các môi giới cho thuê mặt bằng, việc sang nhượng hay cho thuê mặt bằng kinh doanh ở giai đoạn này khá khó khăn. Có một số mặt bằng là nhà hàng, quán cafe chủ quán gửi môi giới sang nhượng lại nhằm lấy lại tiền cọc nhưng vài tháng ròng không có ai hỏi. Một số mặt bằng vị trí đẹp được khách thuê quan tâm nhưng lại vào trả giá thuê liên tục.

“Việc trả giá hoặc lưỡng lự trong giá thuê được đặt trong bối cảnh kinh tế khó khăn khiến giao dịch thuê mặt bằng giảm hẳn so với đầu năm 2022. Trước đây, môi giới phải săn lùng nguồn hàng liên tục cho khách thuê thì hiện tại mặt bằng chủ nhà gửi rao thuê khá nhiều nhưng tỉ lệ chốt khách ít”, một môi giới cho thuê tại Tp.HCM cho biết.

Ghi nhận từ một số chủ kinh doanh nhận thấy, khi kinh doanh ế ẩm việc giữ mặt bằng là quá khổ đối với họ. Tuy nhiên, trả lại mặt bằng cũng không phải là phương án khả thi khi ngành nghề kinh doanh vốn là “miếng cơm manh áo” hàng ngày của họ.

Từng chia sẻ về câu chuyện của mình, một chủ quán cafe tại quận 9 cho biết, tiền trả cố định mặt bằng hàng tháng 20 triệu, 15 triệu tiền nhân viên, chi phí điện nước… nhưng có tháng doanh thu chỉ vọn vẹn 30 triệu đồng, âm khi trừ các chi phí. Và gần như những tháng gần đây, phải bỏ “tiền túi” để gồng gánh chi phí cho quán. Theo chủ quán cafe này, năm ngoái kinh doanh ổn nên chị nghĩ sẽ trụ được lâu dài. Tuy nhiên, hơn nửa năm nay liên tục xoay sở tiền vào quán, trong khi không có lời khiến chị khá nản và tính đến phương án trả mặt bằng, nghỉ buôn bán. “Nói thật, nếu giờ nghỉ cũng không biết làm gì để sống, còn tiếp tục trụ thì thấy không ổn. Cũng khổ sở lắm”, chị này cho biết.

76-3359.jpg
Tại khu quận 9, Tp.HCM, tình trạng mặt bằng ế ẩm cũng có dấu hiệu tăng lên. Ảnh: Hạ Vy

Dự báo của các chuyên gia, làn sóng trả mặt bằng có thể sẽ tiếp tục tăng từ nay đến cuối năm. Tuy nhiên, điều này có thể diu lại vào giai đoạn cuối năm 2024 trở đi khi kinh tế được hồi phục.

Theo Theo Nhịp sống Thị trường Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Cổ phiếu SHB tăng trần, cổ phiếu VIC kịch sàn trong ngày VN-Index tiến sát mốc 1.220 điểm

Trong khi nhà đầu tư “gom” mạnh cổ phiếu SHB, FPT, VPB, EIB, … thì ở chiều bán ra, bộ đôi cổ phiếu “họ” Vin và cổ phiếu HVN, MWG, VJC, … bị “xả” mạnh trong ngày VN-Index tiến sát mốc 1.220 điểm.

Loạt cổ phiếu bluechip nằm sàn trong ngày VN-Index “bốc hơi” hơn 13 điểm Cổ phiếu FPT giảm kịch sàn trong ngày VN-Index “bốc hơi” hơn 17 điểm

Thanh khoản “bùng nổ” ở cuối phiên, VN-Index tích lũy thêm gần 7 điểm

Dòng tiền bắt đáy của nhà đầu tư gia tăng đột biến ở cuối phiên, giúp thị trường đảo chiều ngoạn mục, VN-Index ngắt thành công đà “lao dốc” và tích lũy thêm gần 7 điểm.

Loạt cổ phiếu VIC, VHM, HVN, MWG, DGC … kịch trần, VN-Index vượt mốc 1.240 điểm Loạt cổ phiếu bluechip nằm sàn trong ngày VN-Index “bốc hơi” hơn 13 điểm

Cổ phiếu FPT giảm kịch sàn trong ngày VN-Index “bốc hơi” hơn 17 điểm

Cổ phiếu bluechip thuộc rổ VN30 tiếp tục là gánh nặng của thị trường, dẫn đầu là cổ phiếu FPT giảm kịch sàn. VN-Index giảm điểm phiên thứ 2 liên tiếp, khi “bốc hơi” hơn 17 điểm.

Thanh khoản “bùng nổ”, VN-Index tích lũy thêm hơn 54 điểm Loạt cổ phiếu VIC, VHM, HVN, MWG, DGC … kịch trần, VN-Index vượt mốc 1.240 điểm

Vàng miếng SJC tạo đỉnh ở 111 triệu đồng, tăng 31% kể từ đầu năm

Sáng nay (16/4), giá vàng SJC tiếp tục tăng đến 3 triệu đồng/lượng lên 111 triệu đồng/lượng. Như vậy, tính từ đầu năm 2025, vàng SJC đã tăng hơn 26 triệu đồng/lượng, tương đương mức tăng ròng hơn 31%.

Giá vàng lập đỉnh mới, vượt mốc 106 triệu đồng/lượng Thị trường vàng nóng trở lại, SJC lập đỉnh 107 triệu đồng/lượng

Loạt cổ phiếu VIC, VHM, HVN, MWG, DGC … kịch trần, VN-Index vượt mốc 1.240 điểm

Nhà đầu tư tiếp tục “gom” mạnh, giúp loạt cổ phiếu VIC, VHM, HVN, MWG, DGC, GEE, GEX, VIX, DCM, VGC, … kịch trần. Chỉ số chính VN-Index tích lũy thêm hơn 17 điểm, vượt mốc 1.240 điểm.

Cổ phiếu “họ” Vin và Sabeco “gồng” chỉ số chính VN-Index Gần 93% cổ phiếu trên sàn HoSE tăng giá, VN-Index tăng hơn 74 điểm

UOB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam

Trước những rủi ro suy giảm đáng kể, Ngân hàng UOB điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 xuống còn 6,0%, giảm 1 điểm phần trăm so với mức dự báo trước đó là 7,0% và thấp hơn so với mức tăng trưởng thực tế 7,09% trong năm 2024.

Ngân hàng UOB: Nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế tối thiểu toàn cầu UOB: Tỷ giá USD có thể đạt mức 26.000 đồng trong năm 2025

Sau 5 năm, quỹ ngoại Pyn Elite Fund trở lại mua MWG, đưa MWG vào top 10 danh mục

Pyn Elite Fund đã đưa cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động trở lại top 10 khoản đầu tư lớn nhất danh mục với tỷ trọng 4% vào cuối tháng 3/2025. Trước đó, Pyn Elite Fund từng chốt lời MWG sau khi thu về khoản lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng.

Phiên 20/12: Khối ngoại đảo chiều mua ròng trong ngày cơ cấu ETF 4 quỹ ETF quy mô 9.400 tỷ đồng có thể bán mạnh loạt cổ phiếu ngân hàng trong kỳ cơ cấu tháng 1