4 quỹ ETF quy mô 9.400 tỷ đồng có thể bán mạnh loạt cổ phiếu ngân hàng trong kỳ cơ cấu tháng 1

Các quỹ ETF này sẽ thực hiện tái cân bằng danh mục từ ngày 16/01/2025 đến ngày 31/01/2025.

Ngày 30/12/2024, HOSE đã ban hành quy tắc xây dựng các chỉ số HOSE phiên bản 4.0, thay thế cho phiên bản 3.1 được ban hành vào ngày 25/10/2022.

So với phiên bản 3.1, phiên bản 4.0 bao gồm những điều chỉnh quan trọng như giới hạn tổng tỷ trọng vốn hóa thị trường của các cổ phiếu trong cùng một ngành là 40%; Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình/phiên dưới 300 nghìn cổ phần sẽ bị loại khỏi danh sách xem xét. Các cổ phiếu có giá trị giao dịch khớp lệnh trung bình/phiên dưới 30 tỷ đồng sẽ bị loại khỏi danh sách xem xét.

Bộ chỉ số HOSE – Index bao gồm các chỉ số: VN30, VNMidcap, VNSmallcap, VN100, VNAllshare, VNAllshare Sector Indices cùng các chỉ số đầu tư bao gồm chỉ số VNDiamond và chỉ số VNFin Lead sẽ được rà soát định kỳ cho kỳ quý 1/25 với các mốc thời gian như sau: ngày 15/01/2025 công bố kết quả xem xét định kỳ, ngày 03/02/2025 chỉ số mới sẽ có hiệu lực.

Trong kỳ rà soát này, chỉ số VN30 và chỉ số VNFin Lead sẽ được rà soát thay đổi về thành phần, trong khi chỉ số VNDiamond sẽ chỉ cập nhật số liệu và tính toán lại tỷ trọng danh mục.

Dựa trên dữ liệu tính đến ngày 31/12/2024, VNDirect dự báo cổ phiếu LPB sẽ được thêm vào rổ chỉ số VN30 trong kỳ rà soát định kỳ này. LPB đáp ứng tất cả các tiêu chí sàng lọc và nằm trong top 20 cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn nhất đáp ứng các tiêu chí sàng lọc của rổ VN30. Trường hợp LPB được thêm vào rổ, POW sẽ bị loại ra, do POW có vốn hóa thị trường nhỏ nhất trong số các thành phần hiện tại của rổ VN30. Khi đó rổ chỉ số VN30 sẽ bao gồm 15 mã ngân hàng và 15 mã thuộc các nhóm ngành khác.

Quảng cáo

Các quỹ ETF mô phỏng chỉ số VN30 bao gồm: DCVFM VN30 ETF, SSIAM VN30 ETF, FUEMAV30 ETF và KIM Growth VN30 ETF. 4 quỹ ETF này hiện có tổng quy mô tài sản là hơn 9.400 tỷ đồng. Các quỹ ETF này sẽ thực hiện tái cân bằng danh mục từ ngày 16/01/2025 đến ngày 31/01/2025.

Nhóm phân tích VNDirect ước tính trong kỳ tái cân bằng danh mục lần này các cổ phiếu sẽ được các quỹ ETF mô phỏng chỉ số VN30 mua nhiều nhất bao gồm LPB, MWG và HPG với khối lượng tương ứng là 11,9 triệu cổ phiếu (374 tỷ đồng), 4,99 triệu cổ phiếu (304,8 tỷ đồng) và 11,2 triệu cổ phiếu (300 tỷ đồng). Trong khi TCB, ACB và VPB có thể là các cổ phiếu được các quỹ ETF này bán ra nhiều nhất với khối lượng tương ứng là 10,1 triệu cổ phiếu (250 tỷ đồng), 9,2 triệu cổ phiếu (240 tỷ đồng) và 10,6 triệu cổ phiếu (204 tỷ đồng).

Về giao dịch ETF, Chứng khoán VNDirect ước tính các ETF Việt Nam tiếp tục ghi nhận dòng vốn rút ròng trong tháng 12/2024, với giá trị
rút ròng là hơn 325 tỷ đồng, ít hơn so với giá trị rút ròng 1.341 tỷ đồng trong tháng trước đó.

Dòng vốn ETF bị rút ròng trong T12/2024 chủ yếu đến từ việc bị rút ròng của quỹ VanEck Vector Vietnam ETF (bị rút ròng 315 tỷ đồng), quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF (bị rút ròng hơn 183 tỷ đồng) và quỹ DCVFM VN30 ETF (bị rút ròng hơn 114 tỷ đồng).

Tổng dòng vốn rút ròng lũy kế trong năm 2024 của các ETF là hơn 20.600 tỷ đồng.

Với giao dịch khối ngoại, nhà đầu tư nước ngoài duy trì bán ròng trong tháng 12/2024 với tổng giá trị bán ròng là hơn 2.780 tỷ đồng, trong đó giá trị bán ròng của các ETF chiếm khoảng 11,7% tổng giá trị bán ròng. Tổng giá trị bán ròng lũy kế trong năm 2024 của nhà đầu tư nước ngoài là gần 92.560 tỷ đồng.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Lãnh đạo NHNN nói về 2 dòng ngoại tệ lớn chảy ra trong năm 2024

Lãnh đạo NHNN đánh giá, trong năm 2024, đồng VND mất giá khoảng 5,03% so với USD, nhưng là mức mất giá thấp so với các nước trong khu vực ASEAN, các nước có xuất khẩu lớn vào Mỹ. Mức mất giá của VND là hợp lý, đảm bảo các chỉ tiêu lớn về vĩ mô.

Ngân hàng Nhà nước bơm hơn 86.000 tỷ vào hệ thống ngân hàng trong tuần qua Doanh nghiệp Nhà nước thu gần 500 tỷ mỗi ngày từ bán khoáng sản, một công ty con “làm mưa, làm gió” trên sàn chứng khoán

Sẽ có kịch bản điều hành giá năm 2025 nhằm kiểm soát lạm phát

Theo Cục Quản lý giá, vẫn còn nhiều yếu tố cả bên ngoài và bên trong tác động đến mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2025. Thời gian tới Ban Chỉ đạo điều hành giá sẽ họp để đưa ra kịch bản điều hành giá cho năm 2025.

Lạm phát tăng vọt, Nga nâng lãi suất lần thứ 6 trong hơn 1 năm, dự kiến tiếp tục tăng thêm Thận trọng kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm 2024

Những yếu tố nào tác động đến lạm phát năm 2025?

Theo lãnh đạo Tổng cục Thống kê, những yếu tố về xung đột quân sự, các sắc thuế mới của các nước lớn và các chi phí đầu vào trong nước tăng cao có thể tác động đến lạm phát của Việt Nam năm 2025.

Lạm phát tháng 6 tại Mỹ tăng khớp dự báo, hướng về mốc mục tiêu: Thời điểm Fed cắt giảm lãi suất đang đến gần? Lạm phát tăng vọt, Nga nâng lãi suất lần thứ 6 trong hơn 1 năm, dự kiến tiếp tục tăng thêm

NHNN triển khai thêm biện pháp can thiệp, tỷ giá USD hạ nhiệt

Động thái mới cho thấy kỳ vọng của NHNN về sự ổn định tỷ giá hối đoái quanh mức 25.450 VND, đồng thời xóa bỏ đồn đoán của thị trường về việc NHNN sẽ tăng giá bán can thiệp.

Dự báo xu hướng tỷ giá, lãi suất huy động, lãi suất cho vay trong năm 2025 Tỷ giá USD lại vượt ngưỡng chặn, NHNN tiếp tục bán ngoại tệ can thiệp, giảm hỗ trợ thanh khoản VND

GDP Việt Nam tăng 7,09% trong năm 2024

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 4/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước, cả năm 2024 ước tính tăng 7,09%.

VNDIRECT giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2024, hạ dự báo tăng trưởng năm 2025 xuống 6,6% Quy mô vốn hoá thị trường cổ phiếu đã đạt 67,2% GDP năm 2023