Phúc Long kinh doanh ra sao khi về tay Masan: Thu hơn 4,4 tỷ đồng mỗi ngày, sở hữu mạng lưới hơn 170 cửa hàng

Theo báo cáo tài chính của CTCP Tập đoàn Masan (Mã: MSN), trong năm 2024, Phúc Long ghi nhận doanh thu 1.621 tỷ đồng, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Tương ứng, mỗi ngày chuỗi trà sữa này thu hơn 4,4 tỷ đồng.

Cụ thể, Phúc Long Heritage - đơn vị đứng sau chuỗi trà và cà phê Phúc Long - ghi nhận doanh thu thuần 1.621 tỷ đồng, tăng gần 6% so với năm 2023. Công ty cho biết biên lãi ròng đạt 7.6%, tương ứng quy mô lãi ròng khoảng 123 tỷ đồng.

Riêng trong quý IV/2024, doanh thu thuần của Phúc Long đạt 417 tỷ đồng, tăng gần 12% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế cả năm, lãi gộp doanh nghiệp đạt 1.061 tỷ đồng, tăng gần 7% so với năm 2023, trong khi EBITDA tăng gần 14%, đạt 290 tỷ đồng.

Động lực tăng trưởng chính đến từ việc mở thêm 33 cửa hàng mới và chiến lược cải tạo cửa hàng nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Việc cải tạo 11 cửa hàng đã giúp doanh số trung bình hằng ngày của các cửa hàng này tăng 13,4% trong phân khúc dùng tại chỗ. Trong khi đó, các cửa hàng không được cải tạo chỉ duy trì doanh thu ổn định mà không có tăng trưởng đáng kể.

Quảng cáo

Masan rót vốn lần đầu vào quý II/2021 khi mua 20% cổ phần Phúc Long Heritage, sau đó mua thêm 31% trong tháng 1/2022 và thêm 34% trong tháng 8/2022, nâng tổng tỷ lệ sở hữu lên mức hiện tại là 85%.

Vietdata - Đơn vị cung cấp dữ liệu kinh tế Việt Nam đánh giá, sau thương vụ sáp nhập "đình đám" của Phúc Long và Masan Group (2021 – 2022), doanh thu của thương hiệu này ghi nhận tăng gấp 3,5 lần nhưng chững lại ở mức 1.500 tỷ đồng trong năm 2023, thị phần giảm về mức 4,52%.

"Tuy doanh thu tăng, nhưng lợi nhuận của Phúc Long liên tục giảm trong 2 năm do chính sách chi tiêu thận trọng của người dân", Vietdata nhận xét.

Trong năm 2024, khẳng định về mục tiêu doanh thu của Phúc Long, ông Danny Lê - Tổng giám đốc Masan - nói doanh nghiệp dự kiến đạt doanh thu 1.790 tỷ đồng đến 2.170 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 17% đến 41% so với cùng kỳ. Như vậy, với kết quả hiện tại, thương hiệu đồ uống do Masan rót vốn đang kinh doanh dưới mức kỳ vọng.

Trong tương lai, CEO Masan khẳng định chiến lược của Masan là "Go Global", biến Phúc Long trở thành thương hiệu trà sữa quốc tế, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh tại thị trường nội địa. Ở Mỹ, thương hiệu này mở 2 cửa hàng.

Trong khi đó, tính đến cuối quý III/2024, Phúc Long sở hữu 176 cửa hàng, con số này đứng sau Highlands Coffee (800 cửa hàng), nhưng vượt Starbucks, The Coffee House, Katinat…

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Phúc Long kinh doanh ra sao khi về tay Masan: Thu hơn 4,4 tỷ đồng mỗi ngày, sở hữu mạng lưới hơn 170 cửa hàng

Theo báo cáo tài chính của CTCP Tập đoàn Masan (Mã: MSN), trong năm 2024, Phúc Long ghi nhận doanh thu 1.621 tỷ đồng, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Tương ứng, mỗi ngày chuỗi trà sữa này thu hơn 4,4 tỷ đồng.

Hai “gà đẻ trứng vàng” của Masan Ông chủ “đế chế hàng tiêu dùng” Masan đứng ở đâu trong top tỷ phú USD của Việt Nam?

Vietjet lãi 1.426 tỷ đồng năm 2024, tăng trưởng 516% so với 2023

Mở rộng mạng bay quốc tế, đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách thông qua đội tàu bay hiện đại ngày càng lớn mạnh, Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet đã ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong quý IV và cả năm 2024.

Lợi nhuận hai "ông lớn" hàng không: Vietnam Airlines quán quân thua lỗ trên sàn chứng khoán, Vietjet báo lãi tăng 30% so với cùng kỳ Vietjet và Boeing chốt kế hoạch giao tàu bay ngay trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Việt Nam

Việt Nam có 5 tỷ phú USD

Theo cập nhật từ Forbes, danh sách tỷ phú Việt Nam có 5 người gồm Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh.

Cách kiếm tiền hiệu quả của 1% người giàu nhất Mỹ, giúp Elon Musk thành tỷ phú nghìn tỷ USD đầu tiên trong lịch sử Ông chủ “đế chế hàng tiêu dùng” Masan đứng ở đâu trong top tỷ phú USD của Việt Nam?

Cổ phiếu BSR tiếp tục bị “xả” mạnh, VN-Index rơi xuống 1.246,09 điểm

Cổ phiếu BSR của CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn tiếp tục bị nhà đầu tư “xả” mạnh. Đà bán tháo ở cuối phiên, khiến thị trường chứng khoán “chìm” trong sắc đỏ, VN-Index rơi xuống 1.246,09 điểm.

Cổ phiếu VND, VTP tăng trần với thanh khoản đột biến, VN-Index vượt mốc 1.240 điểm Khối ngoại có tuần bán ròng đột biến gần 5.000 tỷ, đột biến tại một cổ phiếu lớn

Hơn 3,1 tỷ cổ phiếu BSR chính thức giao dịch trên HOSE

Ngày 17/1/2025, Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) tổ chức Lễ trao quyết định niêm yết cho Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn và đưa vào giao dịch chính thức hơn 3,1 tỷ cổ phiếu BSR của công ty này.

Cổ phiếu BSR dẫn đầu thanh khoản trên UPCoM tháng 2/2024 Rục rịch chuyển sàn, Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) ước tính doanh thu 9 tháng đầu năm gần 89.000 tỷ đồng

Chính thức chuyển giao GPBank cho VPBank và DongABank cho HDBank

Ngày 17/1/2025, Ngân hàng Nhà nước đã công bố quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) cho Ngân hàng Phát triển TP HCM (HDBank) và Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank) cho Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) theo phương án được

Vietcombank và MB sẽ được hưởng những ưu đãi gì khi nhận chuyển giao ngân hàng 0 đồng? Chính thức chuyển giao bắt buộc CBBank, OCeanBank về Vietcombank (VCB), MB (MBB) chiều 17/10