Quên chuyện tăng giảm lãi suất đi, đây mới là câu hỏi quan trọng nhất với thị trường trong năm tới: FED giảm lãi suất vì đâu?

Năm 2024, câu hỏi quan trọng nhất mà nền kinh tế và thị trường tài chính Mỹ phải đối mặt không phải là FED có giảm lãi suất hay không mà ngân hàng trung ương hạ lãi suất vì điều gì.

Quên chuyện tăng giảm lãi suất đi, đây mới là câu hỏi quan trọng nhất với thị trường trong năm tới: FED giảm lãi suất vì đâu?

Với việc lạm phát đã giảm đáng kể so với mức cao nhất nhiều thập kỷ được ghi nhận trong năm ngoái, việc FED bắt đầu giảm lãi suất trong năm 2024 là điều được rất nhiều người tin tưởng. Nhiều khả năng Ủy ban Thị trưởng mở Liên bang (FOMC) sẽ tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất trong cuộc họp chính sách sắp diễn ra đồng thời công bố biểu đồ “dot-pot” nhằm phản ánh quan điểm của các quan chức FED về việc cắt giảm lãi suất trong năm 2024.

Tuy nhiên, kịch bản FED hạ lãi suất trong năm 2024 cũng không chỉ có niềm vui. Nếu việc hạ lãi diễn ra song song với lạm phát hạ nhiệt, đó sẽ là tin tốt cho nền kinh tế và các nhà đầu tư. Điều đó đồng nghĩa với việc FED đang trên đà thực hiện một cú hạ cánh mềm, đưa lạm phát trở lại mức trước đại dịch mà không khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Thế nhưng, nếu FED giảm lãi suất vì nền kinh tế đối diện suy thoái nghiêm trọng, có nguy cơ suy thoái hoặc đang suy thoái thì đó lại là câu chuyện khác. Điều đó báo hiệu rằng tỷ lệ thất nghiệp đang tăng cao rõ rệt và lợi nhuận doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng khi nhu cầu sụt giảm.

Quảng cáo

Diane Swonk, nhà kinh tế trưởng tại KPMG LLP, cho biết: “Bạn nên mong đợi FED cắt giảm lãi suất vì tăng trưởng kinh tế và lạm phát đều đã hạ nhiệt chứ không phải vì nền kinh tế đang gặp khó”.

Bên cạnh đó, tốc độ FED hạ lãi suất cũng rất quan trọng. Các chuyên gia nhấn mạnh nếu nền kinh tế đang hoặc có nguy cơ suy thoái, các quan chức FED sẽ nới lỏng chính sách lãi suất một cách nhanh chóng và ồ ạt. Trong trường hợp còn lại, việc cắt giảm diễn ra từ từ với tốc độ chậm có nghĩa là không tồn tại nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ bị suy thoái đe dọa.

Ở thời điểm hiện tại, báo cáo mới nhất cho thấy việc làm tháng 11 không giảm nhiều. Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 11 là 3,7%, giảm so với mức 3,9% của tháng 10. Mức tăng lương vẫn vững chắc.

Các nhà đầu tư hiện cũng đang điều chỉnh lại ước tính của họ về thời điểm FED cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm tốt hơn dự báo. Theo đó, khả năng FED giảm lãi suất vào tháng 3/2024 đã giảm xuống dưới 50%, thấp hơn đáng kể so với con số 60% được ghi nhận hồi đầu tháng.

Tham khảo: Bloomberg

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Trung Quốc mạnh tay sáp nhập các ngân hàng nông thôn

Các ngân hàng nông thôn nhỏ của Trung Quốc đang gặp phải một loạt vấn đề, khiến chính phủ và cơ quan quản lý phải hướng tới việc hợp nhất vào các tổ chức lớn hơn để ngăn chặn việc có thể gây ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng lan rộng.

Lợi nhuận ngân hàng Trung Quốc chịu sức ép từ khó khăn trên thị trường bất động sản Nhu cầu vàng dự báo tiếp tục tăng mạnh, Ngân hàng Trung Quốc đã thực sự đã dừng mua vàng?

HSBC và Leader Energy công bố khoản vay 593 tỷ đồng hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) (HSBC Việt Nam) và Công ty Leader Energy Holding Berhad (Leader Energy) - công ty con của HNG Capital, vừa ký kết một thỏa thuận cho vay trị giá 593 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng mặt trời của Leader Energy tại Việt Nam.

Chuyên gia HSBC chỉ ra những rủi ro không thể ngó lơ khi lập kế hoạch nghỉ hưu HSBC: Tiềm năng phát triển của ngành xe điện Việt Nam vẫn còn rất lớn

Nguy cơ khủng hoảng đồng euro đang gia tăng?

Có một góc nhìn cho thấy khu vực đồng euro hiện đang giống như một khu rừng nơi có những đống bùi nhùi khô chất đống và người dân địa phương hầu như không làm gì để thay đổi hiện trạng mà chỉ đứng nhìn, nhưng họ cũng biết sẽ thật ngu ngốc nếu ném que diêm

Rủi ro khủng hoảng tăng cao khi diễn biến toàn cầu có quá nhiều bất lợi "Chưa tạo được mặt bằng giá nhà ở thì chưa giải quyết được khủng hoảng trên thị trường bất động sản"