Reuters: VinFast mở rộng tại châu Á, muốn đầu tư 1,2 tỷ USD vào Indonesia

VinFast đang có kế hoạch mở rộng thêm thị trường tại châu Á. Trong đó bao gồm Indonesia, nơi hãng xe điện này đặt mục tiêu giao hàng từ năm 2024 và có thể xây nhà máy tại đây vào năm 2026.

Theo hãng tin Reuters, VinFast đang có kế hoạch mở rộng thêm thị trường tại châu Á. Trong đó bao gồm Indonesia, nơi hãng xe điện này đặt mục tiêu giao hàng từ năm 2024 và có thể xây nhà máy tại đây vào năm 2026.

Trong một hồ sơ mới đây gửi Sở giao dịch Chứng khoán Mỹ, VinFast đặt mục tiêu đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD vào thị trường Indonesia trong dài hạn. Trong đó, 200 triệu USD sẽ được dùng để xây dựng nhà máy tại đất nước này, với sản lượng khoảng 30.000 - 50.000 xe mỗi năm.

Indonesia, quốc gia có 270 triệu dân và là một trong những nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đang nỗ lực thu hút các nhà sản xuất xe điện toàn cầu. Đất nước này có nguồn cung niken dồi dào, thành phần chính để làm nên pin xe điện.

Quảng cáo

Nhà máy ở Indonesia sẽ là nhà máy thứ ba của VinFast bên cạnh nhà máy ở Hải Phòng (Việt Nam) và một nhà máy mới ở Bắc Carolina, Mỹ - dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2025.

Bà Lê Thị Thu Thuỷ, Tổng Giám đốc VinFast từng chia sẻ với báo chí về chiến lược kinh doanh trên toàn cầu của VinFast trong đó đề cập đến thị trường ASEAN, thị trường Mỹ và Trung Đông.

“Chiến lược kinh doanh trên toàn cầu của VinFast rất rõ ràng, chúng tôi dựa vào thị trường Việt Nam và sự phát triển thị trường Việt Nam khá tốt, thị trường Việt Nam có thể nói là nền tảng để VinFast có thể phát triển ra các thị trường khác. Chúng tôi bắt đầu bằng thị trường Mỹ, là thị trường khó nhất nhưng cũng nhiều cơ hội. Ngay sau đây chúng tôi nỗ lực đưa xe vào thị trường châu Âu và ASEAN. Thị trường Trung Đông cũng có nhiều hoạt động thúc đẩy”, bà Thuỷ nói.

Trên thị trường chứng khoán Mỹ, kết thúc phiên giao dịch ngày 12/9, cổ phiếu VFS của VinFast tăng 3,86% lên 17,21 USD/cp, khối lượng khớp lệnh là 7,6 triệu đơn vị. Như vậy, cổ phiếu VFS đã ngắt mạch 11 phiên giảm liên tiếp. Vốn hóa của doanh nghiệp ở mức 39,8 tỷ USD, đứng thứ 14 ngành ô tô toàn cầu.

(Theo Reuters)

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Hai “gà đẻ trứng vàng” của Masan

Mảng hàng tiêu dùng (Masan Consumer) và bán lẻ (WinCommerce) hiện là hai lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, chiếm gần 80% doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn Masan. Đây cũng là hai động lực tăng trưởng lớn nhất của Masan trong giai đoạn sắp tới.

Đạt doanh thu hơn 78.000 tỷ đồng năm 2023, Masan đặt mục tiêu lãi gấp đôi trong năm 2024 Vét hết 19.000 tỷ ra chia: Masan Consumer muốn trả thêm cổ tức bằng tiền tỷ lệ 168% sau khi đã chia cổ tức tỷ lệ 100%

Viconship trở thành cổ đông lớn của Vinaship, TTC Agris muốn mua 40% vốn Betrimex

Viconship vừa trở thành cổ đông lớn thứ hai của Vinaship sau khi nhận chuyển nhượng hơn 12,76 triệu cổ phiếu VNA, nâng sở hữu lên hơn 13,6 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 40,01% vốn tại Vinaship.

Viconship sắp nâng vốn lên gần 2.900 tỷ đồng, tăng vay nợ để thực hiện M&A Xử phạt 1,2 tỷ đồng với CTCP Đầu tư Mavico - cổ đông của Kosy vì giao dịch cổ phiếu không báo cáo

Điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân lên 2.103 đồng/kWh từ ngày 11/10/2024

Từ ngày 11/10/2024, giá bán lẻ điện bình quân là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Điểm danh dự án điện tái tạo Bộ Công an vừa yêu cầu EVN cung cấp hồ sơ EVN có lãi gộp hơn 8.500 tỷ trong quý 2/2024, lỗ lũy kế đã vượt 52.000 tỷ đồng

Bà Trương Mỹ Lan đòi 2.500 tỷ đồng từ Novaland

Theo bị cáo Trương Mỹ Lan, đối với dự án Tân Thành Long An, bị cáo đề nghị Novaland thanh toán 2.500 tỷ đồng bằng tiền mặt cho bị cáo liên quan đến dự án Tân Thành Long An để khắc phục hậu quả của vụ án.

Cổ phiếu Novaland “thăng hoa”, thanh khoản tăng đột biến Novaland lý giải khoản lỗ hơn 7.300 tỷ đồng sau soát xét bán niên