Rủi ro khủng hoảng tăng cao khi diễn biến toàn cầu có quá nhiều bất lợi

Trong nửa đầu năm 2023, ước tính tổng nợ toàn cầu tăng 10 nghìn tỷ USD lên ngưỡng kỷ lục 307 nghìn tỷ USD, trong đó hơn 80% mức tăng này đến từ các nền kinh tế phát triển, theo số liệu của Viện Tài chính Quốc tế (IIF).

Nợ cao kỷ lục, lãi suất cao, chi phí biến đổi khí hậu, chi tiêu y tế và lương hưu tăng mạnh cũng như các biến động chính trị bất thường đang tạo ra nỗi lo về khả năng khủng hoảng trên thị trường tài chính của các nước phát triển.

Chi phí vay tiền của chính phủ các nước tăng cao, người ta quan tâm nhiều hơn đến tình hình nợ nần của các nước. Nhà đầu tư yêu cầu phải trả cho họ khoản tiền cao hơn mới chấp nhận nắm giữ trái phiếu loại dài hạn, cùng lúc đó, các nhà hoạch định chính sách đề nghị thận trọng với vấn đề tài chính công.

Trong nửa đầu năm 2023, ước tính tổng nợ toàn cầu tăng 10 nghìn tỷ USD lên ngưỡng kỷ lục 307 nghìn tỷ USD, trong đó hơn 80% mức tăng này đến từ các nền kinh tế phát triển, theo số liệu của Viện Tài chính Quốc tế (IIF).

Theo khảo sát của Reuters thực hiện với khoảng hơn 20 chuyên gia kinh tế hàng đầu, cựu chính trị gia và nhà đầu tư lớn, họ đang băn khoăn nhiều nhất về tình hình nợ nần của Mỹ, Italy và Anh.

Họ không cho rằng sẽ có nền kinh tế phát triển nào chật vật trả nợ, thế nhưng khẳng định chính phủ các nước cần đến kế hoạch tài khóa đáng tin cậy, tăng thuế, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng để giúp kiểm soát tốt tình hình tài chính. Căng thẳng địa chính trị leo thang cũng khiến cho chi phí gia tăng.

Một môi trường dễ chịu tổn thương với lãi suất cao và chính sách hỗ trợ của ngân hàng trung ương giảm dần về quy mô làm gia tăng rủi ro sai lầm về chính sách, giống như kịch bản mà Anh từng đương đầu trước đây.

Cựu chuyên gia kinh tế trưởng tại Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), ông Peter Praet, khẳng định dù rằng nợ vẫn ổn định, triển vọng hiện nay đáng lo ngại bởi xét đến nhu cầu chi tiêu trong dài hạn.

“Bạn có thể nhìn vào nhiều quốc gia hiện nay, bạn có thể thấy rất nhiều nước đã tiến đến quá gần cuộc khủng hoảng tài chính công”, ông Praet phân tích. Ông Praet từng làm việc tại ECB trong giai đoạn khủng hoảng nợ năm 2011.

Quảng cáo

Nhu cầu vốn cao trong khi nhiều ngân hàng trung ương loại bỏ các biện pháp hỗ trợ đang tạo ra nhiều bất ổn giá cả cho nhà đầu tư, chuyên gia quỹ đầu tư Point72 Asset Management – bà Sophia Drossos phân tích.

Chi phí trả lãi ròng của Mỹ sẽ tăng từ 2,5% lên 3,6% GDP vào năm 2033 và 6,7% GDP vào năm 2053, theo ước tính của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO). Tuy nhiên chỉ số mà chủ tịch Fed hay dùng để tính toán lại cho thấy chi phí này sau khi điều chỉnh với lạm phát chỉ dưới 1% GDP trong suốt thập kỷ.

Văn phòng Ngân sách Anh (OBR) ước tính chi phí lãi suất sẽ tăng lên mức 7,8% nguồn thu trong giai đoạn 2027 – 2028, cao hơn so với ngưỡng 3,1% giai đoạn 2020 – 2021, chi phí này tăng lên chủ yếu do nợ liên quan đến lạm phát gia tăng.

Tại Đức, theo tính toán của Viện Kiểm toán Tối cao Đức (SIA), chi phí lãi suất của Đức từ năm 2021 đến nay đã tăng 10 lần lên gần 40 tỷ euro. Cuộc khủng hoảng sẽ không xảy ra, tuy nhiên vấn đề hoạch định ngân sách sẽ đương đầu với không ít khó khăn.

Trong bối cảnh nhu cầu bức bách cần phải tăng thuế lớn dần, chắc chắn tại những nước như Anh và Mỹ sẽ có những đợt cắt giảm chi tiêu, còn bản thân các chính phủ chưa cải tổ vấn đề ngân sách đủ mạnh, theo chuyên gia kinh tế trưởng tại Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) – ông Clare Lombardelli.

Còn theo Axios, triển vọng tài khóa của Mỹ đã trở nên xấu đi trong vài tháng gần đây, không phải bởi nguyên nhân gì liên quan đến chính phủ Mỹ mà bởi những thay đổi trên thị trường trái phiếu toàn cầu. Điều này sẽ gây ra không ít khó khăn bởi chính phủ Mỹ sẽ phải chi tiêu nhiều hơn để chi trả lãi suất trong những năm tới.

Nếu mức lãi suất duy trì ở ngưỡng cao như hiện tại và các chính sách tài khóa được áp dụng đúng theo kỳ vọng, chi phí giải quyết các khoản nợ này sẽ vượt chi tiêu quốc phòng từ năm 2025 và cao hơn chi tiêu y tế vào năm 2026.

Trong năm tài khóa hiện tại, chi tiêu trả lãi suất nhiều khả năng sẽ vượt mức 800 tỷ USD, cao hơn gấp đôi con số 352 tỷ USD của năm 2021. Năm 2026, chi phí trả lãi suất ròng của chính phủ sẽ đạt ngưỡng 3,3% GDP, cao nhất chưa từng có.

Theo WSJ,Axios

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Nguy cơ khủng hoảng đồng euro đang gia tăng?

Có một góc nhìn cho thấy khu vực đồng euro hiện đang giống như một khu rừng nơi có những đống bùi nhùi khô chất đống và người dân địa phương hầu như không làm gì để thay đổi hiện trạng mà chỉ đứng nhìn, nhưng họ cũng biết sẽ thật ngu ngốc nếu ném que diêm

Rủi ro khủng hoảng tăng cao khi diễn biến toàn cầu có quá nhiều bất lợi "Chưa tạo được mặt bằng giá nhà ở thì chưa giải quyết được khủng hoảng trên thị trường bất động sản"

Chứng khoán Mỹ khép lại tuần tăng điểm mạnh

Khi mà thị trường lao động vẫn tiếp tục vững vàng, phố Wall dường như đang hướng nhiều hơn đến quan điểm cho rằng kinh tế đủ mạnh mà không cần đến sự hỗ trợ của lãi suất.

NHTW Trung Quốc dừng mua vàng, chấm dứt chuỗi 18 tháng mua liên tục, giá vàng lập tức giảm Động thái từ Trung Quốc và Mỹ khiến giá vàng thế giới sụt mạnh nhất 3 năm

Đúng như dự đoán, ECB giảm lãi suất 25 điểm cơ bản lần đầu tiên kể từ năm 2019

Hôm nay, ngày 6/6/2024, Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định giảm 25 điểm cơ bản cho 3 mức lãi suất chủ chốt: lãi suất đối với các hoạt động tái cấp vốn, lãi suất đối với cơ sở cho vay cận biên và lãi suất tiền gửi xuống lần

Số liệu mới về lạm phát tháng 4 của Mỹ càng củng cố thêm lập trường về lãi suất của FED Ngược dòng số đông, chuyên gia tại Standard Chartered nhận định Fed sẽ hạ lãi suất vào tháng sau Lãi suất liên ngân hàng tăng có tác động khá hạn chế tới các ngân hàng