Sau khi trả cổ tức 268%, doanh nghiệp của 1 tỷ phú đô la muốn "vét tiền" tạm ứng tiếp 100% cho năm 2024, chào bán thêm 326,8 triệu cổ phiếu

Masan Consumer tiếp tục chia cổ tức năm 2024 ở mức cao sau khi đã chia cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 268%.

Ngày 2/10, CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer - mã: MCH) đã xin ý kiến cổ đông thông qua tạm ứng cổ tức năm 2024, tỷ lệ tối đa 100% (tương đương 10.000 đồng/cổ phiếu).

Như vậy, Masan Consumer tiếp tục chia cổ tức năm 2024 ở mức cao sau khi đã chia cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 268%.

Đồng thời, Masan Consumer cũng xin cổ đông thông qua phương án chào bán thêm cổ phần cho cổ đông hiện hữu. Số lượng cổ phiếu dự kiến chào bán thêm là hơn 326,8 triệu cổ phiếu với giá chào bán 10.000 đồng/cp, thấp hơn 95% so với giá thị trường hiện nay của cổ phiếu MCH là 196.600 đồng/cp.

Số lượng chào bán thêm nói trên tương ứng tỷ lệ thực hiện quyền 45,1% (1 cổ phiếu được hưởng 1 quyền mua, 1.000 quyền mua sẽ được mua 451 cổ phiếu phát hành thêm). Cổ phiếu quỹ không được phân bổ và thực hiện quyền.

Quảng cáo

Masan Consumer dự kiến thu về 3.268 tỷ đồng từ đợt chào bán này, được sử dụng để trả nợ vay cho các ngân hàng và tiền thuê văn phòng.

Nếu chào bán thành công, vốn điều lệ của công ty sẽ tăng lên gần 10.624 tỷ đồng.

jrrJ2cyg.png

Đây có thể là động thái chuẩn bị cho việc chuyển sang HoSE của Masan Consumer.

Trong báo cáo phân tích hồi tháng 4/2024, CTCK HSC đánh giá, 93,8% cổ phần của Masan Consumer do Công ty TNHH Masan Consumer Holdings – một công ty con của Masan Group - nắm giữ.

Do đó tỷ lệ free float chỉ là 6,2%, thấp hơn nhiều so với free float trung bình của VNallshare là 52,8% và free float trung bình của VN30 là 43,8%.

Để niêm yết thành công, HSC cho rằng Masan Consumer cần phải tăng tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng , nghĩa là công ty có thể giảm tỷ lệ sở hữu của Masan Consumer Holdings (và theo đó là quyền sở hữu gián tiếp của Masan Group) thông qua việc phát hành cổ phiếu mới hoặc bán cổ phiếu được sở hữu bởi Masan Consumer Holdings.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Hai “gà đẻ trứng vàng” của Masan

Mảng hàng tiêu dùng (Masan Consumer) và bán lẻ (WinCommerce) hiện là hai lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, chiếm gần 80% doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn Masan. Đây cũng là hai động lực tăng trưởng lớn nhất của Masan trong giai đoạn sắp tới.

Đạt doanh thu hơn 78.000 tỷ đồng năm 2023, Masan đặt mục tiêu lãi gấp đôi trong năm 2024 Vét hết 19.000 tỷ ra chia: Masan Consumer muốn trả thêm cổ tức bằng tiền tỷ lệ 168% sau khi đã chia cổ tức tỷ lệ 100%

Viconship trở thành cổ đông lớn của Vinaship, TTC Agris muốn mua 40% vốn Betrimex

Viconship vừa trở thành cổ đông lớn thứ hai của Vinaship sau khi nhận chuyển nhượng hơn 12,76 triệu cổ phiếu VNA, nâng sở hữu lên hơn 13,6 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 40,01% vốn tại Vinaship.

Viconship sắp nâng vốn lên gần 2.900 tỷ đồng, tăng vay nợ để thực hiện M&A Xử phạt 1,2 tỷ đồng với CTCP Đầu tư Mavico - cổ đông của Kosy vì giao dịch cổ phiếu không báo cáo

Điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân lên 2.103 đồng/kWh từ ngày 11/10/2024

Từ ngày 11/10/2024, giá bán lẻ điện bình quân là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Điểm danh dự án điện tái tạo Bộ Công an vừa yêu cầu EVN cung cấp hồ sơ EVN có lãi gộp hơn 8.500 tỷ trong quý 2/2024, lỗ lũy kế đã vượt 52.000 tỷ đồng

Bà Trương Mỹ Lan đòi 2.500 tỷ đồng từ Novaland

Theo bị cáo Trương Mỹ Lan, đối với dự án Tân Thành Long An, bị cáo đề nghị Novaland thanh toán 2.500 tỷ đồng bằng tiền mặt cho bị cáo liên quan đến dự án Tân Thành Long An để khắc phục hậu quả của vụ án.

Cổ phiếu Novaland “thăng hoa”, thanh khoản tăng đột biến Novaland lý giải khoản lỗ hơn 7.300 tỷ đồng sau soát xét bán niên