SeABank và AEON Financial ký kết hợp đồng chuyển nhượng Công ty tài chính PTF, trị giá 4.300 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã SSB) và AEON Financial Service Co., Ltd. (AEON Financial) - một thành viên thuộc mảng tài chính của AEON Group vừa ký kết hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của SeABank tại Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu Điệ

Đại diện SeABank và AEON Financial ký kết hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của SeABank tại Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu Điện
Đại diện SeABank và AEON Financial ký kết hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của SeABank tại Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu Điện

Việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại PTF là hoạt động nằm trong lộ trình đã được Đại hội đồng cổ đông SeABank thông qua để tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng có nhu cầu nhận chuyển nhượng phần vốn góp của SeABank tại PTF.

Khi hoàn thành việc chuyển nhượng sẽ giúp SeABank có thêm nguồn vốn để tăng cường năng lực tài chính, mở rộng quy mô, đầu tư công nghệ, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh ở các phân khúc trọng tâm, hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ được yêu thích nhất.

Phát biểu tại lễ ký kết, bà Lê Thu Thủy, Phó Chủ tịch HĐQT SeABank cho biết: “AEON Financial là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng. Với bề dày uy tín và hơn 40 năm kinh nghiệm trong việc phát triển thị trường phi ngân hàng tại Nhật Bản và 10 quốc gia tại châu Á của AEON Financial Service, chúng tôi tin tưởng rằng PTF sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ tài chính tiêu dùng cho người dân Việt Nam”.

Quảng cáo

Ông Kenji Fujita, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc AEON Financial cho biết, AEON Financial Services được thành lập từ năm 1981 tại Nhật Bản và mở rộng hoạt động trong lĩnh vực tài chính tại 10 quốc gia châu Á trong hơn 30 năm, đã bắt đầu cung cấp các khoản vay trả góp riêng của mình tại Việt Nam kể từ năm 2008.

"Giao dịch này đánh dấu một bước quan trọng trong chiến lược phát triển của AEON Financial tại Việt Nam. Sau khi nhận được giấy phép, ngoài việc cung cấp các khoản vay cá nhân, chúng tôi cũng dự định trong tương lai sẽ phát hành thẻ tín dụng. Chúng tôi sẽ đóng góp càng nhiều càng tốt vào thị trường tài chính Việt Nam bằng kiến thức đã tích luỹ của chúng tôi tại Nhật Bản và các quốc gia châu Á khác”, ông Kenji Fujita nói.

Sau khi ký kết hợp đồng, hai bên sẽ xin ý kiến chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để hoàn tất giao dịch chuyển nhượng.

Được thành lập vào tháng 10/1998, PTF là một trong những công ty tài chính đầu tiên tại Việt Nam. Hiện tại PTF có vốn điều lệ 1.550 tỷ đồng, tổng nhân sự gần 2.000 người và phục vụ gần 200.000 khách hàng tại 30 tỉnh thành phố trên cả nước.

Với mong muốn mang đến nhiều cơ hội tài chính cho khách hàng, hướng đến một cuộc sống và tương lai tốt hơn cho họ, PTF liên tục đổi mới, cải tiến chất lượng dịch vụ, cung cấp nhiều loại hình cho vay với thủ tục nhanh gọn; đa dạng hóa sản phẩm với lãi suất cho vay hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu thiết yếu, đa dạng từ khách hàng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

VietinBank bổ nhiệm tân tổng giám đốc sinh năm 1983

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024. Trong đó, Đại hội đã thông qua nội dung quan trọng bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị VietinBank nhiệm kỳ 2024-2029.

Cổ phiếu "họ" Vingroup đồng loạt tăng bốc, vốn hóa Vinhomes chạm ngưỡng 190.000 tỷ đồng, vượt Vietinbank, Hòa Phát, Vinamilk Dự báo lợi nhuận quý III của các ngân hàng: Eximbank, HDBank, LPBank, VietinBank, VPBank, TPBank sẽ tăng trưởng mạnh nhất

Bắc có Winmart, Nam có Bách Hoá Xanh, cuộc đấu ngành bán lẻ ngày càng gay cấn

Để khái quát cuộc cạnh tranh giữa WinCommerce và Bách Hóa Xanh, lãnh đạo Masan từng cho rằng trong mọi thị trường thương mại hiện đại, thường có hai người dẫn đầu cùng tham gia.

Cổ phiếu Thế giới Di động (MWG) sẽ quay lại rổ "kim cương" ngay trong tháng 10? Khối ngoại “xả” gần 500 tỷ đồng cổ phiếu VPB và MWG trong ngày VN-Index tăng gần 10 điểm

Hai “gà đẻ trứng vàng” của Masan

Mảng hàng tiêu dùng (Masan Consumer) và bán lẻ (WinCommerce) hiện là hai lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, chiếm gần 80% doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn Masan. Đây cũng là hai động lực tăng trưởng lớn nhất của Masan trong giai đoạn sắp tới.

Đạt doanh thu hơn 78.000 tỷ đồng năm 2023, Masan đặt mục tiêu lãi gấp đôi trong năm 2024 Vét hết 19.000 tỷ ra chia: Masan Consumer muốn trả thêm cổ tức bằng tiền tỷ lệ 168% sau khi đã chia cổ tức tỷ lệ 100%

Viconship trở thành cổ đông lớn của Vinaship, TTC Agris muốn mua 40% vốn Betrimex

Viconship vừa trở thành cổ đông lớn thứ hai của Vinaship sau khi nhận chuyển nhượng hơn 12,76 triệu cổ phiếu VNA, nâng sở hữu lên hơn 13,6 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 40,01% vốn tại Vinaship.

Viconship sắp nâng vốn lên gần 2.900 tỷ đồng, tăng vay nợ để thực hiện M&A Xử phạt 1,2 tỷ đồng với CTCP Đầu tư Mavico - cổ đông của Kosy vì giao dịch cổ phiếu không báo cáo

Điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân lên 2.103 đồng/kWh từ ngày 11/10/2024

Từ ngày 11/10/2024, giá bán lẻ điện bình quân là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Điểm danh dự án điện tái tạo Bộ Công an vừa yêu cầu EVN cung cấp hồ sơ EVN có lãi gộp hơn 8.500 tỷ trong quý 2/2024, lỗ lũy kế đã vượt 52.000 tỷ đồng