Shein nộp đơn IPO ở Mỹ, được định giá tới 60 tỷ USD - gấp 3 lần H&M

Ông lớn thời trang nhanh Trung Quốc Shein được định giá 60 tỷ USD chỉ sau 1 thập kỷ thành lập

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Theo nguồn tin của Reuters, gã khổng lồ thời trang nhanh Shein của Trung Quốc đã bí mật nộp đơn IPO tại Mỹ, đánh dấu cột mốc mới trong mục tiêu mở rộng phạm vi tiếp cận toàn cầu của thương hiệu.

Theo trang web của công ty, Shein được thành lập vào năm 2012 bởi Chris Xu, và kể từ đó phát triển thành một thị trường thời trang toàn cầu, phục vụ khách hàng tại hơn 150 quốc gia với đội ngũ nhân sự hơn 11.000 người.

Sản xuất ra hàng nghìn mẫu thiết kế mới mỗi ngày, Shein áp dụng mô hình bán hàng trực tiếp nhắm tới hàng triệu người theo dõi trên mạng xã hội, hợp tác với các influencers (người có sức ảnh hưởng), và chiêu đãi người mua với mã giảm giá.

Shein, được biết đến với những chiếc áo chỉ có giá 10 USD và quần short dành cho người đi xe đạp giá 5 USD, cho biết họ có hơn 250 triệu người theo dõi trên mạng xã hội và danh mục gồm 10 thương hiệu, bao gồm Romwe, MOTF và Cuccoo.

Ông lớn ngành thời trang không công khai doanh thu nhưng các nguồn tin cho biết công ty đã kiếm được khoảng 100 tỷ nhân dân tệ (15,7 tỷ USD) vào năm 2021.

Về mô hình sản xuất, Shein sản xuất quần áo ở Trung Quốc và bán hàng online ở trị trường Mỹ, Châu Âu và Châu Á, ngoại trừ Trung Quốc.

Công ty không sở hữu hoặc vận hành bất kỳ cơ sở sản xuất nào, mà thay vào đó làm việc với khoảng 5.400 nhà sản xuất bên thứ ba theo hợp đồng, chủ yếu là ở Trung Quốc.

Quảng cáo

Shein áp dụng hệ thống sản xuất theo yêu cầu, cho phép nhanh chóng đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng phổ biến và loại bỏ những sản phẩm bán chậm. Quá trình này giúp cải thiện tốc độ sản xuất và quản lý hàng tồn kho. Công ty cho biết cách tiếp cận này đã giúp nó liên tục đạt được tỷ lệ hàng tồn kho trung bình chưa bán được ở mức một con số.

Shein vận chuyển phần lớn sản phẩm trực tiếp từ Trung Quốc đến người mua hàng bằng đường hàng không. Chiến lược này đã giúp công ty tránh được tình trạng hàng tồn kho chất đống và tránh thuế nhập khẩu tại Mỹ - một trong những thị trường lớn nhất của ông lớn thời trang, vì nó cho phép nhà bán lẻ tận dụng điều khoản “tối thiểu” miễn thuế cho các sản phẩm giá rẻ.

Quy định về thuế hiện đang bị Quốc hội Mỹ giám sát chặt chẽ, khi nhiều người cho rằng nó tạo điều kiện cho các công ty trốn thuế cao hơn đối với hàng hóa Trung Quốc.

Chính sách miễn thuế kéo dài hàng thập kỷ đối với các gói hàng có giá trị từ 800 USD trở xuống được áp dụng cho tất cả các nhà bán lẻ nhưng được các công ty Trung Quốc sử dụng nhiều nhất, bao gồm Shein, Temu và có thể là cả TikTok với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.

Chiến lược chỉ bán hàng trực tuyến đã giúp họ giảm chi phí chung, nhưng thời gian chờ đợi ngày càng tăng - lên tới hai tuần hoặc hơn để nhận hàng ở Mỹ - đã khiến họ gặp bất lợi trước các đối thủ như Target (TGT.N), Walmart (WMT). .N) và Amazon.com (AMZN.O).

Shein được định giá hơn 60 tỷ USD trong vòng gây quỹ trị giá 2 tỷ USD vào tháng 3, vượt mặt ông lớn bán lẻ cùng ngành đến từ Thụy Điển là H&M với định giá 27 tỷ USD.

Với mức định giá đó, Shein vẫn đứng sau Fast Retailing- chủ sở hữu Uniqlo với định giá 80 tỷ USD và Inditex - chủ sở hữu Zara Inditex với giá trị 126 tỷ USD.

Shein đã chuyển trụ sở chính từ Nam Kinh đến Singapore vào khoảng cuối năm 2021, một sự thay đổi mà các nhà phân tích cho rằng giúp công ty lách các quy định mới nghiêm ngặt của Trung Quốc về niêm yết ở nước ngoài.

Tham khảo: Bloomberg

Theo Theo Nhịp sống Thị trường Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Trung Quốc mạnh tay sáp nhập các ngân hàng nông thôn

Các ngân hàng nông thôn nhỏ của Trung Quốc đang gặp phải một loạt vấn đề, khiến chính phủ và cơ quan quản lý phải hướng tới việc hợp nhất vào các tổ chức lớn hơn để ngăn chặn việc có thể gây ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng lan rộng.

Lợi nhuận ngân hàng Trung Quốc chịu sức ép từ khó khăn trên thị trường bất động sản Nhu cầu vàng dự báo tiếp tục tăng mạnh, Ngân hàng Trung Quốc đã thực sự đã dừng mua vàng?

HSBC và Leader Energy công bố khoản vay 593 tỷ đồng hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) (HSBC Việt Nam) và Công ty Leader Energy Holding Berhad (Leader Energy) - công ty con của HNG Capital, vừa ký kết một thỏa thuận cho vay trị giá 593 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng mặt trời của Leader Energy tại Việt Nam.

Chuyên gia HSBC chỉ ra những rủi ro không thể ngó lơ khi lập kế hoạch nghỉ hưu HSBC: Tiềm năng phát triển của ngành xe điện Việt Nam vẫn còn rất lớn

Nguy cơ khủng hoảng đồng euro đang gia tăng?

Có một góc nhìn cho thấy khu vực đồng euro hiện đang giống như một khu rừng nơi có những đống bùi nhùi khô chất đống và người dân địa phương hầu như không làm gì để thay đổi hiện trạng mà chỉ đứng nhìn, nhưng họ cũng biết sẽ thật ngu ngốc nếu ném que diêm

Rủi ro khủng hoảng tăng cao khi diễn biến toàn cầu có quá nhiều bất lợi "Chưa tạo được mặt bằng giá nhà ở thì chưa giải quyết được khủng hoảng trên thị trường bất động sản"