Tập đoàn nhà nước duy nhất có tài sản 1 triệu tỷ tiếp đà tăng trưởng báo doanh thu lần đầu vượt 1 triệu tỷ đồng, bằng 9% GDP cả nước

PVN cũng là doanh nghiệp duy nhất không phải ngân hàng có quy mô tài sản vượt mốc 1 triệu tỷ đồng tại cuối năm 2023.

Ngày 24/12, Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam - PVN) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng lần thứ 19, nhiệm kỳ 2020-2025.

Báo cáo về kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, đồng chí Lê Ngọc Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc Tập đoàn cho biết, tất cả các chỉ tiêu sản xuất trọng yếu của Tập đoàn đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch năm từ 6-24%, về đích trước từ 22 ngày đến 2 tháng 21 ngày.

So với năm 2023, Tập đoàn có 4 chỉ tiêu sản xuất trọng yếu tăng trưởng, gồm: Sản xuất urea tăng 4,6%; sản xuất điện tăng 25,8%; sản xuất xăng dầu (bao gồm NSRP) tăng 6,7%; sản xuất NPK tăng 19,5%.

Năm 2024 cũng ghi nhận tất cả các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn đã hoàn thành vượt mức từ 34% đến 3,4 lần kế hoạch năm, về đích trước từ 3-7 tháng và tăng trưởng cao so với năm 2023.

Quảng cáo

Cụ thể, tổng doanh thu toàn Tập đoàn tăng 6%; nộp ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn tăng 9%; doanh thu hợp nhất tăng 9%.

Đặc biệt, Tập đoàn cũng có 3 năm liên tiếp phá kỷ lục về tổng doanh thu toàn Petrovietnam, năm 2024 đã vượt mốc 1 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 36% so với thời kỳ trước Covid-19 (năm 2019) và tương đương khoảng 9% tổng GDP của cả nước.

Tính đến 30/11/2024, Petrovietnam có vốn góp tại 27 doanh nghiệp (2 đơn vị là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do sở hữu 100% vốn điều lệ; 12 đơn vị là Công ty cổ phần Tập đoàn góp vốn chi phối; 13 đơn vị là công ty liên doanh, liên kết), 14 đơn vị trực thuộc, 18 ban chuyên môn.

Tại ngày 31/12/2023, tổng tài sản của PVN vượt mức hơn 1 triệu tỷ đồng, tăng 2,4% so với hồi đầu năm.

Trong số các doanh nghiệp Việt Nam, PVN là doanh nghiệp duy nhất không phải ngân hàng có quy mô tài sản vượt mốc 1 triệu tỷ đồng. Các doanh nghiệp phi ngân hàng khác có tài sản lớn cách PVN khá xa gồm Vingroup, đạt 668 nghìn tỷ và EVN đạt 649 nghìn tỷ đồng.

photo-1719793310257-1719793310558203816781.png
Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Doanh nhân Đỗ Quang Hiển: Từ kỹ sư điện máy tới ông chủ ngân hàng, bất động sản

Bắt đầu từ một công việc kỹ thuật nhưng lại bén duyên với kinh doanh, sau nhiều năm trên thương trường Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển đã gây dựng nên một "hệ sinh thái" trên nhiều lĩnh vực và trở thành một trong những doanh nhân có tầm ảnh hưởng tại Việt Nam.

Chị gái bầu Hiển bán hết 25,7 triệu cổ phiếu SHB, Chủ tịch Nam Long muốn bán bớt cổ phần Con trai bầu Hiển dự chi nghìn tỷ đồng mua cổ phiếu SHB, Pyn Elite Fund thành cổ đông lớn của Sacombank

Vinhomes thoái toàn bộ vốn công ty con nghìn tỷ tại Hưng Yên

Công ty này mới được thành lập hồi tháng 7/2024 có địa chỉ trụ sở chính tại căn TĐ 6-02, khu đô thị Đại An, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Vốn điều lệ gần 3.053 tỷ đồng do Vinhomes góp 100% vốn bằng cả tài sản và tiền mặt.

100 triệu cổ phiếu đầu tiên "về túi" Vinhomes trong thương vụ lịch sử của chứng khoán Việt Nam VN-Index rơi sát mốc 1.200 điểm, riêng cổ phiếu Vinhomes (VHM) được nhà đầu tư “gom” mạnh