Thông tin từ Trung Quốc kéo giá dầu hạ sâu

Việc Trung Quốc công bố về mức tăng trưởng kinh tế mục tiêu nhưng không đi kèm thông tin về các gói kích cầu không khỏi khiến thị trường thất vọng.

Thông tin từ Trung Quốc kéo giá dầu hạ sâu

Phiên giao dịch ngày thứ Ba, giá dầu hạ hơn 1%, giá dầu chịu áp lực bởi những hoài nghi xung quanh mục tiêu tăng trưởng kinh tế Trung Quốc mới được công bố. Ngoài ra, tâm lý chuộng rủi ro của nhà đầu tư giảm đi dù rằng đồng USD hiện vẫn đang ở mức thấp.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/3, giá dầu Brent hạ 76 cent tương đương 0,9% xuống 82,04USD/thùng trên thị trường London. Như vậy giá dầu Brent ghi nhận phiên giảm thứ 4 liên tiếp.

Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI hạ 59 cent tương đương 0,8% xuống 78,15 USD/thùng. Cả hai loại giá dầu đều giảm trong phiên.

Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, mới đây đã công bố mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 ước tính khoảng 5%. Dù rằng mục tiêu này tương đương với mục tiêu của năm ngoái và cũng đúng với kỳ vọng của các chuyên gia, việc thiếu đi các gói kích cầu quy mô lớn để kích thích kinh tế tăng trưởng không khỏi khiến cho nhà đầu tư thất vọng.

Chuyên gia phân tích thuộc ngân hàng UBS, ông Giovanni Staunovo, nhận xét: “Mục tiêu tăng trưởng đã rõ ràng, thế nhưng giới đầu tư vẫn không hiểu bằng cách nào để làm được điều đó, gói kích cầu sẽ ra sao, chính vì vậy thị trường thất vọng”.

Tâm lý ngại rủi ro trên thị trường tài chính không khỏi gây sức ép lên giá dầu, theo ông Staunovo phân tích. Giá vàng lập kỷ lục mới trong phiên ngày thứ Ba bởi nhiều người kỳ vọng vào khả năng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hạ lãi suất vào tháng 6/2023. Trên thị trường chứng khoán phố Wall, việc hàng loạt cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn giảm điểm không khỏi gây ảnh hưởng đến tâm lý của thị trường.

Quảng cáo

Một yếu tố hỗ trợ cho giá dầu chính là đồng USD giảm giá khi mà thông tin mới công bố cho thấy tăng trưởng của ngành dịch vụ chững lại. Đồng USD yếu thường hỗ trợ đẩy tăng giá dầu.

Trong tuần này, Mỹ sẽ công bố 2 báo cáo về dự trữ dầu. Viện Xăng dầu Mỹ (API) công bố dự trữ dầu thô Mỹ tăng 423.000 thùng trong tuần kết thúc ngày 1/3/2024, mức tăng này thấp hơn mức 2,1 triệu thùng theo dự báo của các chuyên gia Reuters.

Số liệu chính thức từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) sẽ được đưa ra vào ngày thứ Tư.

Saudi Arabia sẽ kéo dài việc cắt giảm sản lượng tự nguyện khoảng 1 triệu thùng/ngày cho đến cuối quý II/2024, theo cơ quan báo chí nhà nước Saudi Arabia viện dẫn nguồn tin từ Bộ Năng lượng nước này.

Sản lượng dầu thô của Saudi Arabia ước tính khoảng 9 triệu thùng/ngày tính đến cuối tháng 6/2024.

Nga sẽ thu hẹp quy mô sản xuất và xuất khẩu ước tính khoảng 471.000 thùng dầu/ngày cho đến cuối tháng 6/2024, theo Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak. Moscow trước đây đã tự nguyện giảm nguồn cung khoảng 500.000 thùng/ngày trong quý đầu năm.

Những nước sản xuất dầu chủ chốt trong OPEC ví như Iraq hay UAE cũng công bố sẽ kéo dài việc cắt giảm sản lượng tự nguyện ước tính khoảng 220.000 thùng/ngày và 163.000 thùng/ngày cho đến cuối quý II/2024.

Tháng 11/2024, nhóm các nước OPEC+ đã thống nhất về chính sách giảm tổng sản lượng ước tính khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày cho đến cuối năm 2024. Độc lập với quyết định của OPEC+, một số nước như Saudi Arabia và Nga thông báo họ sẽ tự nguyện cắt giảm nguồn cung khoảng 2,2 triệu thùng dầu/ngày cho đến cuối quý I/2024.

Theo Reuters,CNBC

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Nhìn lại thị trường toàn cầu quý 3: Yên Nhật tăng vọt, giá dầu lao dốc

Quý 3/2024 với những biến động mạnh mẽ trên các thị trường vừa kết thúc: Đồng yên tăng giá mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, các ngân hàng trung ương nhanh chóng chuyển hướng sang nới lỏng tiền tệ, giá dầu lao dốc, giá vàng tỏa sáng và

Ngân hàng UOB: Nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế tối thiểu toàn cầu Cuộc đua phi đô la hoá "nóng lên" trên toàn cầu: Nhân dân tệ, bảng Anh, euro - đâu sẽ là nhân tố "truất ngôi vương" của đồng bạc xanh?

Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng do tăng trưởng kinh tế suy giảm

Ngày 27/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ, mức giảm lần thứ hai trong năm nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang chững lại.

Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh Ông trùm dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới chuẩn bị bơm lượng lớn dầu giá rẻ đến Trung Quốc, dầu Nga thêm áp lực

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"

Tham vọng soán ngôi thống trị của đồng USD, BRICS và xu hướng phi đô la hoá có thể đi xa đến đâu?

Nhiều chuyên gia và nhà phân tích cho rằng vị thế của đồng USD trong hệ thống tài chính toàn cầu vẫn vững như bàn thạch. Nhưng nhiều quốc gia bao gồm khối BRICS đang không ngừng tìm kiếm lựa chọn thay thế để thoát khỏi sự phụ thuộc này.

Đồng USD sẽ là “người chiến thắng” duy nhất trong cuộc chiến thương mại giữa phương Tây và Trung Quốc Đồng USD suy yếu kéo dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào kim loại quý