Thước đo lạm phát ưa thích của FED tăng mạnh nhất trong 4 tháng, lộ trình cắt giảm lãi suất sẽ ra sao?

Lạm phát tại Mỹ trong tháng 1 tăng với tốc độ nhanh nhất trong 4 tháng dựa trên thước đo CPE.

Thước đo lạm phát ưa thích của FED tăng mạnh nhất trong 4 tháng, lộ trình cắt giảm lãi suất sẽ ra sao?

Lạm phát tại Mỹ trong tháng 1 tăng với tốc độ nhanh nhất trong 4 tháng dựa trên chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) – thước đo lạm phát ưa thích của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Điều này cho thấy áp lực giá có thể không quay trở lại mức thấp như trước đại dịch nhanh như mong đợi.

PCE lõi, không tính giá thực phẩm và năng lượng, tăng 0,4% trong tháng 1 và tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng đúng như dự đoán của Dow Jones, theo báo cáo hôm thứ Năm của Cục Phân tích Kinh tế thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ.

Tính chung, PCE tăng 0,3% trong tháng và 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đúng với dự đoán của các nhà kinh tế do Wall Street Journal khảo sát.

Các chỉ số tăng trong bối cảnh thu nhập cá nhân bất ngờ tăng vọt 1%, cao hơn nhiều so với dự báo 0,3%. Trong khi đó, chi tiêu giảm 0,1% so với ước tính tăng 0,2%.

Quảng cáo

Chi tiêu tiêu dùng cá nhân trong tháng 1 tăng phản ánh nền kinh tế đang chuyển từ hàng hóa sang dịch vụ trong bối cảnh bình thường hóa hậu đại dịch Covid-19, CNBC nhận định.

Giá dịch vụ tăng 0,6% trong tháng trước, trong khi giá hàng hóa giảm 0,2%. So với cùng kỳ năm trước, giá dịch vụ tăng 3,9% và hàng hóa giảm 0,5%. Trong số đó, giá thực phẩm tăng 0,5%, bù đắp cho mức giảm 1,4% của năng lượng. So với cùng kỳ năm trước, giá thực phẩm tăng 1,4% trong khi năng lượng giảm 4,9%.

Trước tin tức mới nhất, hợp đồng tương lai chứng khoán của Mỹ hầu hết đều tăng cao hơn sau khi dữ liệu lạm phát PCE lõi tháng 1 đúng với kỳ vọng. Lãi suất trái phiếu kho bạc cũng tăng cao hơn một chút.

Các quan chức Fed đã cảnh báo rằng con đường đạt được mục tiêu lạm phát hàng năm ổn định ở mức 2% sẽ rất “gập ghềnh”. Dữ liệu mới nhất cho thấy ngân hàng trung ương khó có thể cắt giảm lãi suất, sớm nhất là cho đến cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè.

Các quan chức Fed cho biết họ muốn có thêm bằng chứng thuyết phục hơn rằng lạm phát đang chậm lại trước khi cắt giảm lãi suất. Chủ tịch Fed New York John Williams cho biết hôm thứ Tư: “Chúng ta vẫn còn nhiều cách để tiếp tục hành trình đạt được mục tiêu lạm phát ở mức 2%.

Fed đang duy trì lãi suất ở mức cao nhất trong hơn 22 năm, ở mức 5,5%. Phố Wall đang mong đợi đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 6.

Theo CNBC, Market Watch

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Trung Quốc mạnh tay sáp nhập các ngân hàng nông thôn

Các ngân hàng nông thôn nhỏ của Trung Quốc đang gặp phải một loạt vấn đề, khiến chính phủ và cơ quan quản lý phải hướng tới việc hợp nhất vào các tổ chức lớn hơn để ngăn chặn việc có thể gây ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng lan rộng.

Lợi nhuận ngân hàng Trung Quốc chịu sức ép từ khó khăn trên thị trường bất động sản Nhu cầu vàng dự báo tiếp tục tăng mạnh, Ngân hàng Trung Quốc đã thực sự đã dừng mua vàng?

HSBC và Leader Energy công bố khoản vay 593 tỷ đồng hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) (HSBC Việt Nam) và Công ty Leader Energy Holding Berhad (Leader Energy) - công ty con của HNG Capital, vừa ký kết một thỏa thuận cho vay trị giá 593 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng mặt trời của Leader Energy tại Việt Nam.

Chuyên gia HSBC chỉ ra những rủi ro không thể ngó lơ khi lập kế hoạch nghỉ hưu HSBC: Tiềm năng phát triển của ngành xe điện Việt Nam vẫn còn rất lớn

Nguy cơ khủng hoảng đồng euro đang gia tăng?

Có một góc nhìn cho thấy khu vực đồng euro hiện đang giống như một khu rừng nơi có những đống bùi nhùi khô chất đống và người dân địa phương hầu như không làm gì để thay đổi hiện trạng mà chỉ đứng nhìn, nhưng họ cũng biết sẽ thật ngu ngốc nếu ném que diêm

Rủi ro khủng hoảng tăng cao khi diễn biến toàn cầu có quá nhiều bất lợi "Chưa tạo được mặt bằng giá nhà ở thì chưa giải quyết được khủng hoảng trên thị trường bất động sản"