Tòa chấp nhận kháng cáo, VNG không phải bồi thường hơn 14 tỷ đồng

HĐXX tuyên chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn VNG và sửa một phần bản án sơ thẩm, tuyên bác yêu cầu khởi kiện của TK-L về việc đề nghị VNG bồi thường hơn 14,3 tỷ đồng.

VNG "thoát" án bồi thường 14 tỷ đồng.
VNG "thoát" án bồi thường 14 tỷ đồng.

Hôm nay (16/10), TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên án vụ tranh chấp quyền độc quyền khai thác tác phẩm điện ảnh giữa nguyên đơn là CTCP truyền thông TK-L (TK- L) và bị đơn là CTCP VNG (VNG).

Hội đồng xét xử (HĐXX) nêu, tài liệu chứng cứ trong hồ sơ cho thấy chưa đủ điều kiện xác định TK-L được đối tác nước ngoài là Công ty Sea Yuen Limited cấp độc quyền 3 bộ phim The Story of Minglan - Minh Lan truyện, Princess silver - Bạch Phát Vương Phi, Legend of the Phoenix - Phượng Dịch.

Tòa cho rằng, hợp đồng thỏa thuận cấp phép của Công ty Sea Yuen Limited cho TK-L đối với 3 bộ phim này là vô hiệu tại thời điểm ký kết. Cụ thể, năm 2018- 2019, TK – L ký hợp đồng với Công ty Sea Yuen Limited để được độc quyền phát sóng đối với 3 bộ phim trên. Tuy nhiên, phía TK-L không chứng minh được Sea Yuen Limited có tư cách hợp pháp được quyền cấp phép cho TK – L đối với 3 bộ phim này.

Theo tòa cấp phúc thẩm, cần đặt ra vấn đề tại thời điểm TK-L ký hợp đồng với đối tác mua quyền khai thác các bộ phim thì đã được cơ quan chức năng cho nhập khẩu phim vào Việt Nam hay chưa. Đây là điều kiện cần và đủ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Chỉ cần thiếu một trong các điều kiện này thì nguyên đơn không đủ tư cách độc quyền 3 bộ phim trên tại Việt Nam.

Hội đồng xét xử nhận định, đối với bộ phim Bạch Phát Vương Phi, vi bằng chứng minh ngày VNG có hành vi vi phạm là 16/5/2019, nhưng ngày TK-L ký thỏa thuận mua của đối tác là ngày 20/5/2019 và đến ngày 30/5/2019 TK-L mới được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp phép nhập khẩu. Như vậy, ngày bị đơn được cho là có hành vi vi phạm thì nguyên đơn chưa được quyền khai thác độc quyền đối với bộ phim tại Việt Nam.

Theo đó, HĐXX tuyên chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn VNG và sửa một phần bản án sơ thẩm, tuyên bác yêu cầu khởi kiện của TK-L về việc đề nghị VNG bồi thường hơn 14,3 tỷ đồng và xin lỗi công khai trên 3 số báo.

Như vậy, phán quyết của tòa cấp phúc thẩm khá bất ngờ với diễn biến trước đó tại phiên tòa xử ngày 13/10 vừa qua.

Quảng cáo

Trước đó, tại phiên xử ngày 13/10, đại diện VNG cho rằng, việc thỏa thuận cấp phép truyền hình số của Công ty Sea Yuen Limited cho TK – L đối với 3 bộ phim trên là không hợp lệ. Bởi vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021, Công ty Sea Yuen Limited mới nhận chuyển giao quyền đối với 3 bộ phim trên, trong khi từ năm 2018, 2019 công ty này đã ký hợp đồng cấp phép độc quyền cho TK – L.

VNG cũng cho rằng, tv.zing.vn do mình thiết lập là trang mạng xã hội. Việc chiếu 3 bộ phim trên là do người dùng mạng đăng tải lên, công ty không phải chịu trách nhiệm về nội dung vi phạm do người dùng đăng tải.

Đối đáp lại, đại diện TK-L cho biết, thực tế đối tác nước ngoài được nhận quyền chuyển nhượng trước đó chứ không phải thời điểm vào năm 2020, 2021 như VNG trình bày. Mốc thời gian vào năm 2020, 2021 là thời điểm Công ty Sea Yuen Limited thực hiện việc xác nhận với TK – L rằng đã được nhận quyền chuyển giao bộ phim chứ không phải thời điểm này mới ký hợp đồng chuyển giao. Do hợp đồng nhận chuyển giao phim chứa bí mật kinh doanh nên phía đối tác từ chối cung cấp mà chỉ ký giấy xác nhận cho TK - L để làm bằng chứng gửi tòa.

Luật sư của TK-L trình bày thêm, các bộ phim nói trên được phát trong mục giải trí của tv.zing.vn chứ không phải trong mục dành cho người dùng có thể đăng tải. Hành vi sai phạm xảy ra trên trang web do VNG quản lý chứ không liên quan đến việc ai đăng tải. TK - L cũng đưa ra chứng cứ là các vi bằng ghi nhận rằng người dùng trên website www.tv.zing.vn không có khả năng và quyền để đăng tải phim lên nền tảng này.

Theo đó, nêu quan điểm luận tội, đại diện Viện kiểm sát Nhân dân cấp cao tại TP.HCM đề nghị HĐXX bác kháng cáo của VNG, y án sơ thẩm.

Theo hồ sơ vụ việc, năm 2020, Công ty TK-L là đơn vị có quyền khai thác độc quyền 3 bộ phim gồm “The Story of Minglan – Minh Lan truyện”, “Princess silver - Bạch Phát Vương Phi”, “Legend of the Phoenix – Phượng Dịch”. Sau đó, TK-L phát hiện công ty VNG có hành vi sao chép, lưu trữ và khai thác trên website “www.tv.zing.vn”.

Ngày 15/1/2020, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty VNG số tiền 90 triệu đồng cho 5 hành vi vi phạm, trong đó có “Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của Truyền thông TK-L mà không được sự đồng ý” liên quan đến 3 bộ phim trên.

Phía TK-L đã khởi kiện VNG yêu cầu bồi thường 45 tỷ đồng và xin lỗi công khai trên ba tờ báo.

Tại phiên tòa sơ thẩm tháng 9/2022, TK-L rút một phần yêu cầu khởi kiện, buộc VNG bồi thường hơn 14,3 tỷ đồng và giữ nguyên các yêu cầu còn lại.

HĐXX sơ thẩm sau đó đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc VNG phải bồi thường cho TK-L hơn 14,3 tỷ đồng và 100 triệu đồng chi phí thuê luật sư; đăng tin xin lỗi trên ba báo. Phía VNG sau đó có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

BacABank (BAB) báo lãi 650,6 tỷ đồng 9 tháng đầu năm, nợ xấu tăng hơn 50%

BacABank (BAB) báo lãi 650,6 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Đáng chú ý, nợ xấu nội bảng của nhà băng này tăng 50% so với đầu năm lên hơn 1.375 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chiếm hơn 58,6%, …

BAC A BANK giành giải "Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2023" Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) khai trương Chi nhánh Cà Mau

Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Sau 22 phiên giao dịch (từ ngày 23/10 - 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký.

Vinhomes tách công ty quy mô 18.500 tỷ đồng chuyên quản lý khu công nghiệp thành 3 công ty con 100 triệu cổ phiếu đầu tiên "về túi" Vinhomes trong thương vụ lịch sử của chứng khoán Việt Nam

Doanh nghiệp buôn thực phẩm mua 17,2 triệu cổ phiếu VIB, Chủ tịch Digiworld không còn là cổ đông lớn Viettel Construction

Công ty CP Đầu tư Phát triển Quang Kim báo cáo đã mua vào 17,2 triệu cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam vào ngày 11/11, nâng tỷ lệ sở hữu tại VIB lên 0,577%.

Viettel Construction (CTR) báo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận kỷ lục năm 2023 Viettel Construction báo lãi kỷ lục năm 2023

Nhiều động thái mới tại Tập đoàn FLC

FLC đã tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát; khởi động lại hàng loạt dự án trọng điểm, tích cực triển khai các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về pháp lý và tài chính cho các dự án.

FLC sau 2 năm tái cấu trúc: Đã cắt giảm 60% nhân sự, trả 4.400 tỷ đồng nợ vay Gần 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào cuối năm: Các công ty liên quan đến Vạn Thịnh Phát, Novaland, FLC đóng góp nghìn tỷ, LDG có Chủ tịch vừa bị khởi tố cũng sẽ phải trả hàng trăm tỷ