Trái chiều lợi nhuận tại hai doanh nghiệp năng lượng của đại gia Ninh Thuận

Cùng là doanh nghiệp năng lượng tái tạo do ông Lê Mạnh Hà làm người đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc nhưng bức tranh hoạt động kinh doanh của Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận và Đầu tư và Phát triển Năng lượng Ninh Thuận lại có những gam màu tương p

Dự án nhà máy điện mặt trời Thiên Tân 1.4 do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Năng lượng Ninh Thuận là chủ đầu tư.
Dự án nhà máy điện mặt trời Thiên Tân 1.4 do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Năng lượng Ninh Thuận là chủ đầu tư.

Công ty CP Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận vừa công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính bán niên năm 2023 với mức lỗ sau thuế 83 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2022 vẫn có lãi 4,5 tỷ đồng.

Tại thời điểm ngày 30/6/2023, vốn chủ sở hữu của Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận ở mức 1.038 tỷ đồng, giảm gần 100 tỷ đồng so với đầu năm, tương ứng giảm 7,4%. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 2,55 lần, tương ứng nợ phải trả là 2.647 tỷ đồng, trong đó, dư nợ trái phiếu là 2.110 tỷ đồng.

Trước đó, trong năm tài chính 2021 và 2022, tình hình kinh doanh của Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận cũng không mấy khả quan khi lần lượt báo lỗ 22 tỷ đồng và lỗ 106 tỷ đồng. Cùng với đó, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cũng có chiều hướng sụt giảm từ mức 1.227 tỷ đồng vào cuối năm 2021) xuống 1.121 tỷ đồng vào cuối năm 2022) và tiếp tục giảm còn 1.038 tỷ đồng vào cuối quý II/2023.

cn-nang-luong-6817.png
Tình hình tài chính 6 tháng đầu năm 2023 của Công ty CP Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận - Nguồn: HNX.

Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận đang có gánh nặng nợ trái phiếu gấp hơn hai lần vốn chủ sở hữu. Theo thông tin trên chuyên trang trái phiếu của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), vào ngày 25/12/2020, Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận đã phát hành lô trái phiếu mã TT.BOND.2020, với khối lượng 2,2 triệu trái phiếu, mệnh giá 1 triệu đồng/trái phiếu, tương ứng tổng giá trị theo mệnh giá là 2.200 tỷ đồng. Lô trái phiếu này có kỳ hạn 15 năm, đáo hạn vào ngày 25/12/2035 với lãi suất 10,75%/năm. Tổ chức lưu ký của lô trái phiếu là Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội .

Từ giữa năm 2022 tới nay, Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận đã 3 lần thực hiện mua lại trái phiếu với khối lượng mua lại mỗi lần là 30.000 trái phiếu (tổng 90.000 trái phiếu), tương ứng 90 tỷ đồng. Do đó, tổng giá trị trái phiếu lưu hành của doanh nghiệp này còn 2.110 tỷ đồng.

Công ty CP Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận - thành viên của Tập đoàn T&T Group được thành lập ngày 20/2/2017, trụ sở tại TM 18-49, Khu K1, đường Chu Mạnh Trinh, phường Thanh Sơn, TP. Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Thuận. Doanh nghiệp hiện có vốn điều lệ hơn 1.232 tỷ đồng. Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp là ông Lê Mạnh Hà, Tổng Giám đốc.

Công ty CP Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận là chủ đầu tư của dự án Nhà máy điện mặt trời Thiên Tân 1.2 và Thiên Tân 1.3, nhà máy điện mặt trời Phước Ninh. Nhà máy điện mặt trời Thiên Tân 1.2 nằm tại xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận có công suất 100 MWp. Trong khi Nhà máy điện mặt trời Thiên Tân 1.3 nằm tại xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận có công suất 50MWp. Nhà máy điện mặt trời Phước Ninh nằm tại xã Phước Ninh và Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận có công suất 45MWp.

Quảng cáo
dien-mat-troi-2055.jpg
Nhà máy điện mặt trời Thiên Tân 1.2 tại xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận có công suất 100 MWp do Công ty CP Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận làm chủ đầu tư.

Bên cạnh Công ty CP Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận, ông Lê Mạnh Hà còn là người đại diện pháp luật của một doanh nghiệp năng lượng khác là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Năng lượng Ninh Thuận. Ngoài ra, ông cũng là người đại diện của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Sản xuất Kinh doanh Ninh Thuận.

Trái ngược với bức tranh kinh doanh ảm đạm tại Công ty CP Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận, doanh nghiệp năng lượng tái tạo còn lại của đại gia kín tiếng này lại có nhiều khởi sắc hơn hẳn.

Báo cáo tình hình tài chính gần đây của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Năng lượng Ninh Thuận cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2023, công ty báo lãi sau thuế 27 tỷ đồng, tăng 9 lần so với con số lợi nhuận 3 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2022. Trong các năm tài chính 2021 và 2022, doanh nghiệp này cũng báo lãi lần lượt đạt 7,6 tỷ đồng và 4,4 tỷ đồng.

Tại thời điểm ngày 30/6/2023, vốn chủ sở hữu của công ty đạt 620 tỷ đồng, tăng 4,7% so với cùng kỳ. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu giảm từ mức 2,55 lần của cùng kỳ năm 2022, xuống còn 2,1 lần, tương ứng nợ phải trả là 1.300 tỷ đồng, trong đó, dư nợ trái phiếu chiếm tới 1.250 tỷ đồng.

phat-trien-nang-luong-tinh-thuan-1523.png
Tình hình tài chính 6 tháng đầu năm 2023 của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Năng lượng Ninh Thuận - Nguồn: HNX.

Theo dữ liệu trên HNX, vào ngày 30/12/2020, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Năng lượng Ninh Thuận đã phát hành lô trái phiếu mã TT.14.BOND.2020 với khối lượng 1,35 triệu trái phiếu, mệnh giá 1 triệu đồng/trái phiếu, tương ứng tổng giá trị theo mệnh giá là 1.350 tỷ đồng. Lô trái phiếu này có kỳ hạn 15 năm, đáo hạn vào ngày 30/12/2035 với lãi suất 10,1%/năm. Tổ chức lưu ký của lô trái phiếu cũng là Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội.

Từ giữa năm 2022, công ty đã 3 lần mua lại trước hạn một phần của lô trái phiếu TT.14.BOND.2020 với tổng 100.000 trái phiếu, tương ứng 100 tỷ đồng, giảm tổng giá trị còn lưu hành của lô trái phiếu xuống 1.250 tỷ đồng.

Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Năng lượng Ninh Thuận được thành lập vào ngày 11/12/2017, địa chỉ tại đường Đoàn Khuê, Khu đô thị mới Đông Bắc (khu K1), phường Thanh Sơn, TP. Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Công ty hiện có vốn điều lệ hơn 581 tỷ đồng.

Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Năng lượng Ninh Thuận là chủ đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời Thiên Tân 1.4 tại xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc với sản lượng điện đạt 156 triệu KWh/năm.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

OceanBank đổi tên thành MBV, đồng thời có Chủ tịch và Tổng giám đốc mới

Sau hai tháng MB tiếp nhận, MB vừa chính thức bổ nhiệm nhân sự cấp cao Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV), Tổng giám đốc cùng các nhân sự cấp cao HĐTV và Ban Kiểm soát tại OceanBank và cho biết sẽ đổi tên ngân hàng này thành MBV.

Chính phủ đã hoàn thiện phương án chuyển giao CBBank và OceanBank: Vietcombank và MB chuẩn bị tiếp nhận ngân hàng 0 đồng? Chính thức chuyển giao bắt buộc CBBank, OCeanBank về Vietcombank (VCB), MB (MBB) chiều 17/10

Cổ phiếu Viettel Post giảm sàn sau khi tăng hơn 60% trong 1 tháng, 80% lệnh bán đến từ "Sói già" và "Cá mập"

Gần nhất, ngày 3/12, Viettel Post công bố sắp ra mắt sàn thương mại điện tử bán sỉ xuyên biên giới hai chiều đầu tiên tại Việt Nam - VIPO Mall. Trước đây, VTP từng đầu tư một sàn thương mại điện tử nội địa mang tên Vỏ Sò nhưng đã ngừng hoạt động.

Thị trường tiếp đà “lao dốc”, cổ phiếu Sabeco (SAB), Viettel Post (VTP), Hoàng Anh Gia Lai (HAG) “gồng” chỉ số VN-Index Ngược dòng thị trường, cổ phiếu Viettel Post (VTP) tăng kịch trần, VN-Index mất mốc 1.220 điểm

Những doanh nghiệp có "cửa sáng" hưởng lợi theo dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Với chủ trương ưu tiên nội địa hóa, nhiều doanh nghiệp sắt thép, vật liệu xây dựng, nhà thầu thi công,... được kỳ vọng có cơ hội tham gia sâu vào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và không để vụt mất cơ hội ngay trên sân nhà.

Tp.HCM chưa đầu tư mở rộng vành đai 3 giai đoạn 2, dành vốn làm thêm cao tốc khác Bộ GTVT ưu tiên hơn 55.000 tỉ đồng mở rộng ngay 5 tuyến cao tốc này