Trung Quốc "mạnh tay" cứu thị trường bất động sản: Sẽ nhiều người được công nhận mua nhà lần đầu hơn

Bắc Kinh đang đề xuất với chính quyền địa phương bãi bỏ quy định thế chấp.

Trung Quốc "mạnh tay" cứu thị trường bất động sản: Sẽ nhiều người được công nhận mua nhà lần đầu hơn

Trung Quốc mới đây công bố sẽ nới lỏng hơn nữa các chính sách thế chấp nhằm tránh để thị trường bất động sản chìm sâu, đồng thời vực dậy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Theo Tân Hoa Xã, nước này đang đề xuất chính quyền địa phương quy định những người từng mua nhà và đã trả hết các khoản thế chấp ở các thành phố lớn sẽ được coi như người mua lần đầu. Song, chính quyền thành phố có thể mất nhiều thời gian để xác định có nên áp dụng chính sách này hay không.

Lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc đang gặp khó khăn. Nhiều rủi ro đang lan sang hệ thống tài chính 60 nghìn tỷ USD của quốc gia này. Các chính sách hiện hành không phục hồi được thị trường bất động sản. Giá tiếp tục giảm trên khắp cả nước, khiến mục tiêu tăng trưởng 5% của chính phủ gặp rủi ro.

Quảng cáo

Theo tuyên bố của Bộ Tài chính, chính phủ cũng sẽ gia hạn thời gian giảm thuế thu nhập cá nhân cho những người mua nhà mới trong vòng một năm sau khi bán nhà cũ. Chính sách này sẽ kéo dài cho đến cuối năm 2025.

Nhà kinh tế trưởng Bruce Pang tại công ty Jones Lang LaSalle Inc cho biết chính sách này là tích cực và hỗ trợ nhu cầu nhà ở. Nhưng các chuyên gia vẫn cần thêm thời gian để đánh giá tác động của nó đối với thị trường bất động sản.

Tại ít nhất 10 thành phố lớn nhất Trung Quốc, người mua nhà có hồ sơ thế chấp, nhưng không sở hữu tài sản, phải trả trước nhiều hơn và khả năng vay hạn chế hơn. Điều đó làm giảm nhu cầu của những người muốn mua nhà lần hai. Tại Bắc Kinh, người mua nhà lần thứ hai phải trả trước tới 80% giá trị tài sản. Còn người mua lần đầu sẽ thanh toán trước 40%.

Chiến lược gia cấp cao Zhaopeng Xing tại Australia & New Zealand Banking Group Ltd cho biết điều quan trọng là các quận trung tâm ở các thành phố lớn có áp dụng chính sách này hay không. Nếu có, điều đó sẽ rất hữu ích cho việc hồi sinh thị trường nhà đất. Nhưng nếu không, chính sách này sẽ không mang lại nhiều thay đổi.

Tham khảo Bloomberg

Theo Nhịp sống thị trường Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Nhìn lại thị trường toàn cầu quý 3: Yên Nhật tăng vọt, giá dầu lao dốc

Quý 3/2024 với những biến động mạnh mẽ trên các thị trường vừa kết thúc: Đồng yên tăng giá mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, các ngân hàng trung ương nhanh chóng chuyển hướng sang nới lỏng tiền tệ, giá dầu lao dốc, giá vàng tỏa sáng và

Ngân hàng UOB: Nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế tối thiểu toàn cầu Cuộc đua phi đô la hoá "nóng lên" trên toàn cầu: Nhân dân tệ, bảng Anh, euro - đâu sẽ là nhân tố "truất ngôi vương" của đồng bạc xanh?

Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng do tăng trưởng kinh tế suy giảm

Ngày 27/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ, mức giảm lần thứ hai trong năm nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang chững lại.

Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh Ông trùm dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới chuẩn bị bơm lượng lớn dầu giá rẻ đến Trung Quốc, dầu Nga thêm áp lực

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"

Tham vọng soán ngôi thống trị của đồng USD, BRICS và xu hướng phi đô la hoá có thể đi xa đến đâu?

Nhiều chuyên gia và nhà phân tích cho rằng vị thế của đồng USD trong hệ thống tài chính toàn cầu vẫn vững như bàn thạch. Nhưng nhiều quốc gia bao gồm khối BRICS đang không ngừng tìm kiếm lựa chọn thay thế để thoát khỏi sự phụ thuộc này.

Đồng USD sẽ là “người chiến thắng” duy nhất trong cuộc chiến thương mại giữa phương Tây và Trung Quốc Đồng USD suy yếu kéo dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào kim loại quý