Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc nối lại đàm phán về hiệp định thương mại tự do ba nước

Ba nước Nhật, Hàn và Trung Quốc sẽ có các cuộc đối thoại nhằm đẩy nhanh tiến trình đàm phán, hướng đến thỏa thuận FTA có lợi chung cho cả Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc nối lại đàm phán về hiệp định thương mại tự do ba nước

Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc dự kiến sẽ nối lại các cuộc đối thoại về hiệp định tự do thương mại (FTA) vốn đã bị trì hoãn suốt từ năm 2019. Các cuộc đối thoại liên quan đến FTA sẽ chính thức được khỏi động từ ngày thứ Hai.

Nhật sẽ đề nghị phía Trung Quốc cắt giảm trợ cấp và các chế độ ưu đãi dành cho các doanh nghiệp nhà nước vốn được cho là đã dẫn đến tình trạng sản xuất thừa mứa trong thời gian qua, ngoài ra là các chính sách liên quan đến thương mại điện tử khắt khe tiềm ẩn rủi ro gây tổn hại đến cạnh tranh.

Theo tuyên bố chung của nhà lãnh đạo các nước, ba nước Nhật, Hàn và Trung Quốc sẽ có các cuộc đối thoại nhằm đẩy nhanh tiến trình đàm phán, hướng đến thỏa thuạn FTA có lợi chung cho cả Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc. Nhóm ba nước sẽ trao đổi quan điểm về thỏa thuận FTA tương lai sẽ như thế nào, các cuộc đối thoại sẽ được thực hiện ở cấp cao hơn so với trong quá khứ.

Tháng 11/2012, ba nước Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc công bố khởi động đối thoại liên quan FTA. Tuy nhiên các cuộc đối thoại này ngừng lại ở vòng thứ 16 vào tháng 11/2019. Phía Trung Quốc đã không ngừng kêu gọi nối lại đối thoại khi kinh tế Trung Quốc khó khăn.

Quảng cáo

Thủ tướng Nhật Fumio Kishida đã thể hiện quan điểm tin tưởng vào khả năng sẽ có những thông điệp tích cực từ phía Trung Quốc liên quan đến những vấn đề mà cả hai bên cùng quan tâm.

Cả ba nước này hiện đều đang là thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực từ năm 2022. Hiệp định FTA giữa ba nước nếu trở thành hiện thực sẽ được biết đến với cái tên RCEP+, đồng nghĩa mức độ tự do hóa hoạt động kinh tế sẽ cao hơn so với RCEP.

Ví dụ đối với điều khoản gia nhập thị trường trong thỏa thuận FTA giữa ba nước này, chính phủ các nước sẽ loại bỏ hoàn toàn thuế áp với ô tô và phụ tùng ô tô, điều này không có trong RCEP.

Ngoài ra, các bên trong đó có Nhật sẽ yêu cầu nước thành viên phải giảm trợ cấp công nghiệp và giảm đối xử ưu tiên với các doanh nghiệp nhà nước. Phía Trung Quốc cũng đã cho thấy quan điểm sẵn sàng tham gia đối thoại liên quan đến vấn đề này.

Trong thương mại điện tử, Nhật sẽ yêu cầu Trung Quốc ngừng việc bắt buộc các doanh nghiệp nước ngoài công bố mã nguồn mở bởi cho rằng điều này gây tổn hại đến dòng chảy thông tin tự do.

Việc các cuộc đàm phán liên quan đến FTA được nối lại diễn ra trong thời điểm mà chính phủ các nước phương Tây lo lắng về tình trạng Trung Quốc sản xuất thừa mứa xe điện và tấm pin mặt trời. Vấn đề này đã dẫn đến căng thẳng giữa Trung Quốc, Nhật, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Xuất khẩu các sản phẩm giá rẻ bị chỉ trích bóp méo các thị trường toàn cầu.

Cũng theo quan điểm của nhiều chuyên gia, thỏa thuận FTA ba bên có thể coi như cơ hội để đề nghị Trung Quốc phải có luật chơi công bằng hơn cho doanh nghiệp toàn cầu.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Nguy cơ khủng hoảng đồng euro đang gia tăng?

Có một góc nhìn cho thấy khu vực đồng euro hiện đang giống như một khu rừng nơi có những đống bùi nhùi khô chất đống và người dân địa phương hầu như không làm gì để thay đổi hiện trạng mà chỉ đứng nhìn, nhưng họ cũng biết sẽ thật ngu ngốc nếu ném que diêm

Rủi ro khủng hoảng tăng cao khi diễn biến toàn cầu có quá nhiều bất lợi "Chưa tạo được mặt bằng giá nhà ở thì chưa giải quyết được khủng hoảng trên thị trường bất động sản"

Chứng khoán Mỹ khép lại tuần tăng điểm mạnh

Khi mà thị trường lao động vẫn tiếp tục vững vàng, phố Wall dường như đang hướng nhiều hơn đến quan điểm cho rằng kinh tế đủ mạnh mà không cần đến sự hỗ trợ của lãi suất.

NHTW Trung Quốc dừng mua vàng, chấm dứt chuỗi 18 tháng mua liên tục, giá vàng lập tức giảm Động thái từ Trung Quốc và Mỹ khiến giá vàng thế giới sụt mạnh nhất 3 năm