Trung Quốc công bố khoảng 9.600 dự án sử dụng vốn từ nguồn phát hành trái phiếu 1.000 tỷ Nhân dân tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Việc phát hành trái phiếu bổ sung đến 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ sẽ khiến cho thâm hụt ngân sách của Trung Quốc năm 2023 tăng lên ngưỡng 3,8% GDP từ mức 3% GDP hiện nay, theo khẳng định của Tân Hoa Xã.

Trung Quốc công bố khoảng 9.600 dự án sử dụng vốn từ nguồn phát hành trái phiếu 1.000 tỷ Nhân dân tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Ủy ban Phát triển và Cải cách Trung Quốc (NDRC) vào ngày thứ Bảy công bố loạt dự án đầu tư trong chương trình đầu tư đợt thứ hai, trong đó có bao gồm dự án ngăn lũ lụt và giảm thiểu thiệt hại thiên tai. Tiền để phát triển những chương trình này dự kiến sẽ được lấy từ kênh phát hành trái phiếu và kế hoạch đầu tư được công bố từ tháng 10/2023.

Cụ thể, dự kiến Trung Quốc sẽ dành ra từ 800 đến khoảng 1.000 tỷ Nhân dân tệ, tức tương đương 140 tỷ USD huy động được từ việc phát hành trái phiếu trong quý IV/2023 để dành cho các nỗ lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

Kế hoạch được NDRC công bố vào ngày thứ Bảy cho thấy, cơ quan này đã lên danh sách ước tính khoảng 9.600 dự án đầu tư với tổng số vốn ước tính khoảng 560 tỷ Nhân dân tệ.

Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hiện chật vật trong việc lấy lại nền tăng trưởng trong thời kỳ hậu COVID-19 bởi các nhà hoạch định chính sách kinh tế Trung Quốc gặp khó khi nhu cầu của người tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư nước ngoài đều yếu cũng như cuộc khủng hoảng bất động sản ngày một tồi tệ hơn.

Việc phát hành trái phiếu bổ sung đến 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ sẽ khiến cho thâm hụt ngân sách của Trung Quốc năm 2023 tăng lên ngưỡng 3,8% GDP từ mức 3% GDP hiện nay, theo khẳng định của Tân Hoa Xã.

“Việc phát triển các dự án sẽ giúp cải thiện hệ thống ngăn lũ lụt của Trung Quốc, cơ chế cảnh báo khẩn cấp cũng như năng lực xử lý thảm họa, đồng thời giúp bảo vệ tốt hơn cho cuộc sống và tài sản của người dân, chính vì vậy các dự án có tầm quan trọng rất lớn”, NDRC nhấn mạnh.

Quảng cáo

NDRC công bố sẽ phối hợp với nhiều cơ quan chính phủ khác để có thể đảm bảo các nguồn vốn được phân bổ hợp lý cho hoạt động đầu tư và rằng chất lượng xây dựng các dự án luôn ở ngưỡng cao.

Tình hình tiêu dùng yếu tại Trung Quốc khiến không ít doanh nghiệp toàn cầu lo lắng. Hãng thời trang Nikei mới đây đã đưa ra cảnh báo về kinh tế Trung Quốc. Nike lo ngại nhu cầu tiêu dùng của người dân yếu sẽ có thể tiếp tục ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của các doanh nghiệp toàn cầu tại Trung Quốc bất chấp nỗ lực của Trung Quốc trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế.

Trong báo cáo tài khóa quý gần nhất mới được công bố, hãng sản xuất đồ thể thao lớn hàng đầu thế giới công bố tăng trưởng doanh thu thấp hơn dự báo, tổng doanh thu ước đạt 13,39 tỷ USD, thấp hơn so với kỳ vọng 13,43 tỷ USD. Doanh thu từ Trung Quốc đại lục tăng 4% lên 1,86 tỷ USD, thấp hơn mong đợi của nhiều chuyên gia kinh tế trước đó.

Với khoảng thời gian sắp tới, Nike đồng thời hạ dự báo triển vọng doanh thu xuống mức thấp hơn so với tính toán trước đó. Đồng thời, Nikkei công bố kế hoạch giảm chi phí khoảng 2 tỷ USD trong vòng 3 năm tới.

Trong tuyên bố của mình trước công chúng, Giám đốc tài chính của Nikei – ông Matthew Friend khẳng định: “Triển vọng lợi nhuận, doanh thu mới nhất do Nike công bố phản ánh cho nhiều thách thức vĩ mô, đặc biệt tại Trung Quốc đại lục và nhóm các thị trường mới nổi”.

Phiên giao dịch ngày thứ Sáu, cổ phiếu Nike hạ hơn 10%, cổ phiếu Adidas và Under Armour hạ lần lượt 5% và 3%. Cổ phiếu hãng Foor Locker cũng giảm 4%.

Nhiều doanh nghiệp thâm nhập sâu vào thị trường Trung Quốc mới đây đã công bố kết quả kinh doanh yếu kém. Tháng trước, Apple công bố doanh thu quý tại thị trường Trung Quốc hạ 2,2% xuống 15,1 tỷ USD, thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng của các chuyên gia phố Wall.

Theo Business Insider, Nikkei

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Nhìn lại thị trường toàn cầu quý 3: Yên Nhật tăng vọt, giá dầu lao dốc

Quý 3/2024 với những biến động mạnh mẽ trên các thị trường vừa kết thúc: Đồng yên tăng giá mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, các ngân hàng trung ương nhanh chóng chuyển hướng sang nới lỏng tiền tệ, giá dầu lao dốc, giá vàng tỏa sáng và

Ngân hàng UOB: Nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế tối thiểu toàn cầu Cuộc đua phi đô la hoá "nóng lên" trên toàn cầu: Nhân dân tệ, bảng Anh, euro - đâu sẽ là nhân tố "truất ngôi vương" của đồng bạc xanh?

Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng do tăng trưởng kinh tế suy giảm

Ngày 27/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ, mức giảm lần thứ hai trong năm nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang chững lại.

Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh Ông trùm dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới chuẩn bị bơm lượng lớn dầu giá rẻ đến Trung Quốc, dầu Nga thêm áp lực

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"

Tham vọng soán ngôi thống trị của đồng USD, BRICS và xu hướng phi đô la hoá có thể đi xa đến đâu?

Nhiều chuyên gia và nhà phân tích cho rằng vị thế của đồng USD trong hệ thống tài chính toàn cầu vẫn vững như bàn thạch. Nhưng nhiều quốc gia bao gồm khối BRICS đang không ngừng tìm kiếm lựa chọn thay thế để thoát khỏi sự phụ thuộc này.

Đồng USD sẽ là “người chiến thắng” duy nhất trong cuộc chiến thương mại giữa phương Tây và Trung Quốc Đồng USD suy yếu kéo dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào kim loại quý