Trung Quốc đang chứng kiến sự dịch chuyển dòng vốn mạnh nhất trong nhiều tháng

Dòng vốn đầu tư rút khỏi Trung Quốc tháng 9/2023 ghi nhận mạnh nhất trong 7 năm 8 tháng (tính từ tháng 1/2016).

Ảnh: Yusuke Hinata/Nikkei
Ảnh: Yusuke Hinata/Nikkei

Theo phân tích của các chuyên gia, xu hướng này có nguyên nhân trực tiếp từ việc nhiều doanh nghiệp nước ngoài thu hẹp hoạt động tại Trung Quốc và một bộ phận người giàu ở Trung Quốc đang chuyển tiền ra nước ngoài.

Chính phủ Trung Quốc hiện đã theo dõi chặt chẽ diễn biến của dòng vốn, áp dụng thêm nhiều biện pháp hạn chế mới với các nhà đầu tư khi mà áp lực suy giảm của đồng Nhân dân tệ tăng lên.

Theo Cơ quan Quản lý Ngoại hối Trung Quốc (SAFE), cơ quan chuyên theo dõi các giao dịch tài chính của các ngân hàng nội địa thực hiện cho doanh nghiệp và các hộ gia đình Trung Quốc, tổng số tiền rút ra khỏi Trung Quốc tháng 9/2023 ước tính 53,9 tỷ USD.

Việc dòng vốn rút ra trong tháng 9/2023 đặc biệt có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài như việc xây dựng các nhà máy sản xuất. Ước tính có 26,2 tỷ USD bị rút ra, tương đương khoảng nửa số lượng tiền đầu tư sụt giảm trong tháng.

“Các doanh nghiệp nước ngoài đã đẩy cao tốc độ rút vốn khi mà họ bán tài sản trong quá trình rời khỏi Trung Quốc”, chuyên gia kinh tế trưởng tại Viện Nghiên cứu Dai-ichi Life ở Tokyo – ông Toru Nishihama phân tích. Cũng theo Dai-ichi Life, số lượng các doanh nghiệp nước ngoài trong ngành sản xuất và nhiều ngành công nghiệp khác ở thời điểm cuối tháng 7/2023 xuống mức thấp nhất tính từ tháng 11/2004. Ngoài ra, việc Bắc Kinh sửa luật vào tháng 7/2023 cũng khiến có thêm dòng vốn rời khỏi nước này.

Quảng cáo

Tuy nhiên, số liệu công bố không chỉ rõ liệu doanh nghiệp nước ngoài hay doanh nghiệp Trung Quốc là đối tượng chính đằng sau việc dịch chuyển dòng vốn ra khỏi Trung Quốc. Biến động của dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng có thể là kết quả của việc nhiều doanh nghiệp Trung Quốc chuyển tiền ra nước ngoài để mở rộng hoặc đầu tư sản xuất kinh doanh ở nước ngoài.

Giá trị danh mục đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và nhiều loại chứng khoán khác giảm ước tính 14,6 tỷ USD. Khi mà kinh tế Trung Quốc chật vật phục hồi sau đại dịch COVID-19, nhiều nhà đầu tư nước ngoài trở nên thận trọng với việc đầu tư vào Trung Quốc.

Tổng giá trị trái phiếu định giá bằng đồng Nhân dân tệ do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ thông qua các kênh như Bond Connect cho phép nhà đầu tư từ Trung Quốc đại lục và nước ngoài giao dịch thông qua kênh Hồng Kông (Trung Quốc), ở thời điểm cuối tháng 9/2023 ước tính khoảng 3,2 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tức khoảng 436,93 tỷ USD, giảm khoảng 20% so với mức đỉnh vào cuối tháng 1/2022.

Một bộ phận người giàu Trung Quốc cũng đang chuyển một phần tài sản ra nước ngoài. Nhân viên bộ phận quản lý tài sản tại một tổ chức tài chính Trung Quốc cho biết: “Nhu cầu của khách hàng với việc chuyển tài sản sang một số thị trường các nước phát triển khác bắt đầu vào mùa xuân năm nay”.

Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu đưa ra những biện pháp để hạn chế bớt sự dịch chuyển này. Ủy ban Chứng khoán và Ngoại hối Trung Quốc (CSRC) mới đây đã ra thông báo cấm các công ty môi giới nội địa Trung Quốc tiếp nhận thêm khách hàng mới có nhu cầu giao dịch với nước ngoài, theo Reuters đưa tin.

Đồng thời CSRC cũng có thể sẽ áp dụng thêm các biện pháp hạn chế các khoản đầu tư mới ra nước ngoài. Nhiều tổ chức môi giới, trong đó có cả chi nhánh của họ ở nước ngoài, sẽ phải đóng ứng dụng và trang web nhắm đến khách hàng Trung Quốc trước thời điểm cuối tháng 10/2023.

Đồng Nhân dân tệ rơi xuống dưới ngưỡng 7,3 Nhân dân tệ/USD, giảm khoảng 6% so với thời điểm cuối năm. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và chính phủ Trung Quốc cũng đang phát đi thông điệp sẽ bình ổn thị trường ngoại hối. Mới đây, Chủ tịch Trung Quốc đã có chuyến thăm và làm việc với Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC).

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

VN-Index được dự báo hướng đến chinh phục vùng hơn 1.300 điểm

Theo dự báo của một số công ty chứng khoán, tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp là động lực để thị trường chứng khoán tiếp tục đi lên, chinh phục những vùng giá cao hơn.

Cổ phiếu OCB bất ngờ tăng trần trong ngày thị trường chứng khoán “rực lửa” Khối ngoại và các công ty chứng khoán đẩy mạnh giao dịch trên thị trường phái sinh

Nhìn lại thị trường toàn cầu quý 3: Yên Nhật tăng vọt, giá dầu lao dốc

Quý 3/2024 với những biến động mạnh mẽ trên các thị trường vừa kết thúc: Đồng yên tăng giá mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, các ngân hàng trung ương nhanh chóng chuyển hướng sang nới lỏng tiền tệ, giá dầu lao dốc, giá vàng tỏa sáng và

Ngân hàng UOB: Nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế tối thiểu toàn cầu Cuộc đua phi đô la hoá "nóng lên" trên toàn cầu: Nhân dân tệ, bảng Anh, euro - đâu sẽ là nhân tố "truất ngôi vương" của đồng bạc xanh?

Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng do tăng trưởng kinh tế suy giảm

Ngày 27/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ, mức giảm lần thứ hai trong năm nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang chững lại.

Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh Ông trùm dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới chuẩn bị bơm lượng lớn dầu giá rẻ đến Trung Quốc, dầu Nga thêm áp lực

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"