TTCK Mỹ "giật thót" sau báo cáo việc làm: Dow Jones giảm gần 950 điểm, Nadaq bước vào vùng điều chỉnh

Chứng khoán Mỹ giảm sau khi báo cáo việc làm tháng 7 yếu hơn nhiều so với dự kiến, làm dấy lên lo ngại nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái.

Tính đến 22h12 ngày 2/8, theo giờ Hà Nội, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm hơn 900 điểm, tương đương 2,34%. S&P 500 giảm 2,4%, trong khi Nasdaq Composite giảm 3%.

Đợt bán tháo trong phiên giao dịch ngày cuối tuần đẩy Nasdaq vào vùng điều chỉnh. Chỉ số này đã giảm hơn 10% so với đỉnh thiết lập gần một tháng trước. Chỉ số S&P 500 và Dow Jones giảm lần lượt 6% và 4% so với mức cao nhất mọi thời đại. Trong khi đó, Nasdaq100 chìm sâu hơn trong vùng điều chỉnh, giao dịch thấp hơn 11% so với đỉnh.

Bộ Lao động Mỹ cho biết số việc làm phi nông nghiệp chỉ tăng 114.000 trong tháng 7, giảm so với con số đã được điều chỉnh 179.000 của tháng 6. Mức tăng này cũng thấp hơn ước tính của Dow Jones là 185.000 việc làm mới. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4,3%, mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2021.

Quảng cáo

Sau khi doanh thu quý 2 không như kỳ vọng của Phố Wall, cổ phiếu của Amazon giảm 9%. Cổ phiếu Intel giảm 26% sau khi công bố dự báo yếu và thông tin sa thải. Cổ phiếu Apple giảm nhẹ dù nhà sản xuất iPhone đạt lợi nhuận quý 2 vượt kỳ vọng. Hầu hết các cổ phiếu công nghệ đều bị ảnh hưởng nặng nề sau số liệu việc làm yếu. Giá cổ phiếu hãng chip Nvidia giảm 4,5%, nối tiếp đà giảm 6% của ngày trước đó.

Các cổ phiếu chịu nhiều tổn thất nhất từ suy thoái cũng lao dốc. Cổ phiếu ngân hàng Bank of America giảm 3%. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2, khi các nhà đầu tư đổ xô vào trái phiếu để đảm bảo an toàn.

Xu hướng bán tháo kéo dài từ phiên trước cho đến phiên giao dịch cuối tuần. Chỉ số Dow Jones và S&P 500 đều giảm hơn 1% vào ngày 1/8, trong khi Nasdaq giảm 2,3%. Thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ tạo thành làn sóng lan rộng khắp thế giới. Chỉ số Nikkei của Nhật Bản cũng giảm 5,8% ngoài giờ giao dịch.

Đây là một tuần đầy biến động với thị trường chứng khoán. Cổ phiếu đã tăng giá sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) giữ nguyên lãi suất sau cuộc họp và đưa ra tín hiệu mạnh mẽ rằng sẽ có đợt cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 9. Sau những số liệu việc làm yếu kém, nhiều nhà đầu tư có lẽ tin rằng ngân hàng trung ương nên hành động ngay từ tháng 7.

Chiến lược gia toàn cầu Quincy Krosby tại LPL Financial cho biết thị trường hiện đang “tự hỏi liệu Fed có hành động quá muộn trong việc thay đổi chính sách tiền tệ hay không”.

Theo CNBC

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"

Tham vọng soán ngôi thống trị của đồng USD, BRICS và xu hướng phi đô la hoá có thể đi xa đến đâu?

Nhiều chuyên gia và nhà phân tích cho rằng vị thế của đồng USD trong hệ thống tài chính toàn cầu vẫn vững như bàn thạch. Nhưng nhiều quốc gia bao gồm khối BRICS đang không ngừng tìm kiếm lựa chọn thay thế để thoát khỏi sự phụ thuộc này.

Đồng USD sẽ là “người chiến thắng” duy nhất trong cuộc chiến thương mại giữa phương Tây và Trung Quốc Đồng USD suy yếu kéo dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào kim loại quý