Vào mùa xây dựng, sản lượng tiêu thụ thép của Hòa Phát tăng trở lại

Sau khi sụt giảm nhẹ trong tháng 10/2023, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng, thép chất lượng cao của Hòa Phát đã tăng trở lại trong tháng 11/2023 nhờ thị trường thép xây dựng trong nước tăng do bắt đầu vào mùa xây dựng và một phần đến từ các giải pháp thúc

Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng, thép chất lượng cao của Hòa Phát trong tháng 11 tăng 21% so với tháng 10, đạt 410.000 tấn.
Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng, thép chất lượng cao của Hòa Phát trong tháng 11 tăng 21% so với tháng 10, đạt 410.000 tấn.

Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh tháng 11/2023 của Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) cho thấy, trong tháng 11, tập đoàn này đã sản xuất 635.000 tấn thép thô, tương đương so với tháng trước.

Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC), thép xây dựng, thép chất lượng cao, phôi thép đạt 709.000 tấn, tăng 12% so với tháng 10/2023. Riêng thép xây dựng, thép chất lượng cao tăng 21%, đạt 410.000 tấn.

Hòa Phát cho biết, trong tháng 11/2023 thị trường thép xây dựng trong nước tăng do bắt đầu vào mùa xây dựng và một phần đến từ các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Điều này dẫn đến việc tiêu thụ tại cả 3 miền của Hòa Phát đều ghi nhận sự tăng trưởng. Trong đó, mức tăng cao nhất là khu vực phía Nam tăng 47% so với tháng trước.

Với sản phẩm thép HRC, sản lượng tiêu thụ trong tháng 11/2023 tương đương tháng 10/2023, đạt gần 270.000 tấn. Đáng chú ý, bán hàng thép cuộn cán nóng tại khu vực phía Bắc đạt kết quả khả quan, cụ thể là tăng 55% so với tháng 10/2023.

Ngoài ra, trong tháng 11/2023, Hòa Phát còn cung cấp 37.000 tấn tôn mạ và 73.000 tấn ống thép các loại ra thị trường trong và ngoài nước. Các sản phẩm hạ nguồn HRC này đạt mức tăng trưởng lần lượt 44% và 34% so với tháng trước.

image-bizlive-vn-hpg-1648-6756.png

Lũy kế 11 tháng năm 2023, Hòa Phát đã sản xuất hơn 6 triệu tấn thép thô, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép đạt 5,96 triệu tấn, giảm 10%.

Trong đó, thép xây dựng, thép chất lượng cao đạt 3,3 triệu tấn, giảm 15% so với tháng 11/2022. Hoạt động xuất khẩu các loại thép này đóng góp 695.000 tấn, giảm 37%. Phôi thép cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu là 109.000 tấn.

Đối với thép HRC, sản lượng bán hàng 11 tháng năm 2023 ghi nhận trên 2,5 triệu tấn, tăng 2%. Sản phẩm hạ nguồn HRC là tôn mạ đạt 304.000 tấn, tăng 2%. Trong khi đó, sản phẩm ống thép bán ra 616.000 tấn, giảm 11% so với 11 tháng năm 2022.

Kỳ vọng phục hồi trong năm 2024

Quảng cáo

Có thể thấy, sản lượng tiêu thụ thép của Hòa Phát trong tháng 11/2023 ghi nhận tăng trưởng khá giữa bối cảnh ngành thép Việt Nam và thế giới đang bắt đầu xuất hiện những tín hiệu tích cực, báo hiệu pha phục hồi của một chu kỳ ngành mới.

Theo dự báo của Hiệp Hội Thép thế giới (WSA), sang năm 2024, nhu cầu trên thế giới dự kiến sẽ phục hồi 1,9% so với năm 2023 lên mức 1,8 tỷ tấn, khi thị trường EU và Ấn Độ hồi phục lần lượt 5,6% và 7,5% so với cùng kỳ. Nguồn cung thép toàn cầu dự kiến giảm nhẹ 1% trong năm 2024 do tác động từ việc Trung Quốc thực hiện kế hoạch cắt giảm sản lượng 2% trong năm tới.

WSA dự báo giá thép thế giới trong năm 2024 dự kiến tăng nhẹ 3,5% so với năm 2023 trong bối cảnh nhu cầu hồi phục và nguồn cung thắt chặt.

Tại thị trường Trung Quốc - chiếm hơn 50% sản lượng thép sản xuất hàng năm trên thế giới - trong 9 tháng đầu năm 2023, nguồn cung thép của nước này tăng 0,9% so với cùng kỳ nhờ biên lợi nhuận gộp của các nhà máy thép phục hồi dẫn đến công suất hoạt động của các lò cao tại Đường Sơn cải thiện lên mức 75% (so với khoảng 68% cùng kỳ). Hơn nữa, Chính phủ Trung Quốc đang hạn chế các biện pháp cắt giảm sản lượng để hỗ trợ ngành thép nước này phục hồi.

Bên cạnh đó, Ấn Độ (chiếm 7% thị phần thép thế giới) cũng ghi nhận mức tăng trưởng nguồn cung trên 10% trong bối cảnh Chính phủ nước này tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế.

image-bizlive-vn-gia-thep-4056-7727.png

Tại Việt Nam, nhu cầu thép kỳ vọng sẽ tăng mạnh trở lại khi đầu ra là thị trường bất động sản hồi phục từ năm 2024. Các dữ liệu mới nhất của Bộ Xây dựng cho thấy, mặc dù giao dịch căn hộ, chung cư, đất nền trong quý III/2023 mới bằng khoảng 73% so với cùng kỳ nhưng đã tăng 24,7% so với quý II/2023. Bên cạnh đó, số lượng dự án xây dựng hoàn thành và đang xây dựng đều tăng lại so với cùng kỳ năm 2022.

Theo báo cáo của CBRE, nguồn cung căn hộ dự kiến cải thiện kể từ năm 2024. Trong đó, nguồn cung căn hộ tại Hà Nội dự kiến tăng hơn 33% vào năm 2024, đạt mức 20.000 căn hộ và tại TP. Hồ Chí Minh nguồn cung đạt khoảng 12.000 căn (tăng 31%). CBRE cho rằng, nguồn cung căn hộ phục hồi sẽ tác động tích cực đến nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng nội địa.

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán MB (MBS) dự báo trong năm 2024, giá thép xây dựng nội địa phục hồi lên mức 15 triệu VNĐ/tấn (tăng 8% so với năm 2023) nhờ đà tăng giá thép thế giới và nhu cầu ấm lên ở thị trường Việt Nam.

MBS cho rằng, nhờ các chính sách hỗ trợ có thể phục hồi thị trường bất động sản từ giữa năm 2024, nguồn cung căn hộ dự kiến tăng trưởng 20% so với cùng kỳ (theo dự báo của CBRE) sẽ đẩy mạnh nhu cầu và tác động tích cực đến giá thép nội địa.

Giá nguyên liệu than và quặng dự kiến giảm nhẹ 7% và 6% vào năm 2024 trong bối cảnh nguồn cung ổn định và nhu cầu sản xuất thép thô của Trung Quốc sụt giảm. Giá bán hồi phục và nguyên liệu hạ nhiệt sẽ thúc đẩy biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp sản xuất thép như Hòa Phát.

Đối với thị trường xuất khẩu, nhu cầu phục hồi tại EU và Mỹ tác động tích cực đến sản lượng và giá tôn mạ xuất khẩu, giá thép xuất khẩu dự kiến tăng 9% trong năm 2024 giúp biên lợi nhuận gộp các doanh nghiệp xuất khẩu thép cải thiện.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Bà Trương Mỹ Lan đòi 2.500 tỷ đồng từ Novaland

Theo bị cáo Trương Mỹ Lan, đối với dự án Tân Thành Long An, bị cáo đề nghị Novaland thanh toán 2.500 tỷ đồng bằng tiền mặt cho bị cáo liên quan đến dự án Tân Thành Long An để khắc phục hậu quả của vụ án.

Cổ phiếu Novaland “thăng hoa”, thanh khoản tăng đột biến Novaland lý giải khoản lỗ hơn 7.300 tỷ đồng sau soát xét bán niên

“Ông lớn” bất động sản Singapore muốn rút 70% vốn tại “siêu dự án” Saigon Sports City

Saigon Sports City là dự án khu phức hợp lớn gồm nhà ở cao cấp, khu thương mại dịch vụ và khu thể thao công cộng với quy mô lên đến 64 ha. Đây được xem là một trong những khu phức hợp lớn nhất TP.HCM, thuộc khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc, phường An Phú,

Tập đoàn Singapore Sembcorp vừa chuyển giao nhà máy điện độc lập đầu tiên tại Việt Nam lại cho EVN Singapore đề xuất tăng cường Luật phòng, chống rửa tiền

Novaland lý giải khoản lỗ hơn 7.300 tỷ đồng sau soát xét bán niên

Theo BCTC tự lập, Novaland báo lãi 345 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024, nhưng sau soát xét ghi nhận lỗ 7.327 tỷ đồng. Tập đoàn cho biết lý do chủ yếu là trích lập dự phòng thuế tại dự án Lakeview City.

MB Bank đang cho Novaland vay bao nhiêu tiền? Hàng tồn kho “phình to” lên hơn 5,6 tỷ USD, chiếm gần 60% tổng tài sản của Novaland (NVL)

Thêm 1 lãnh đạo MWG thoái bớt vốn tại MWG sau khi ông Nguyễn Đức Tài hoàn tất bán ra 1 triệu cổ phiếu

Ông Nguyễn Đức Tài vừa bán ra 1 triệu cổ phiếu MWG để giảm sở hữu từ 33,4 họ triệu cổ phiếu về 32,4 triệu cổ phiếu, tương đương gần 2,22% vốn điều lệ Thế Giới Di Động.

Bộ đôi cổ phiếu bán lẻ MWG, FRT hạ nhiệt Chủ tịch Thế Giới Di Động muốn bán tiếp 1 triệu cổ phiếu MWG