Vì sao cổ phiếu FPT giảm mạnh, vốn hóa “bốc hơi” 33.000 tỷ đồng?

FPT đang chịu áp lực bán đáng kể và hiện đang ở vùng giá thấp nhất kể từ giữa tháng 11 năm ngoái. Vốn hóa thị trường giảm 33.000 tỷ đồng so với đầu năm 2025.

image-bizlive-vn_fpt-9453.jpg

Từ đỉnh gần nhất được thiết lập vào phiên giao dịch ngày 23/1/2025, cổ phiếu FPT của Tập đoàn FPT đã liên tục điều chỉnh, giảm 16%, xuống còn 130.000 đồng/cổ phiếu sau phiên giao dịch ngày 18/3. Tương ứng vốn hóa 191.000 tỷ đồng (khoảng 7,5 tỷ USD), giảm 33.000 tỷ đồng so với đầu năm 2025.

Lý giải về đà giảm của cổ phiếu FPT, tại chương trình “Việt Nam và các chỉ số: Tài chính Thịnh vượng” ngày 17/3, ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường, Công ty CP Chứng khoán VPBank (VPBankS) cho biết, trong những năm gần đây, đà tăng giá của cổ phiếu FPT nói riêng và cổ phiếu công nghệ Việt Nam nói chung gắn rất chặt với xu hướng cổ phiếu công nghệ tại Mỹ, đặc biệt là nhóm Magnificent 7, dẫn dắt bởi Nvidia.

Trong 2 năm gần đây, cổ phiếu FPT tăng rất mạnh, tính từ đầu năm 2023 đến nay đã đi lên khoảng 50%. Tuy nhiên, đến cuối năm 2024 và đầu 2025, câu chuyện DeepSeek và nhất là định giá nhóm cổ phiếu công nghệ tại Mỹ và Việt Nam lên mức rất cao đã tạo ra áp lực chốt lời mạnh mẽ.

Trong giai đoạn vừa qua, Nvidia và các cổ phiếu trong nhóm Magnificent 7 đều đã rơi xuống dưới đường trung bình động 200 ngày (MA200). FPT đến cuối tuần vừa qua cũng lần đầu tiên nằm dưới MA200 sau một giai đoạn tăng giá (uptrend) kéo dài hàng năm.

“Xu hướng này do 2 yếu tố: định giá cổ phiếu lên rất cao sau khi tăng trưởng nóng trong 2 năm (P/E lên gần 30 lần còn P/B lên sát 7,5 lần) và nhà đầu tư nước ngoài giảm tỷ trọng sau giai đoạn tăng nóng”, ông Sơn nói.

Theo đó, ông Sơn khuyến nghị, với xu hướng bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài, đà giảm của cổ phiếu FPT có thể duy trì trong ngắn hạn và nhà đầu tư cần theo dõi thêm các điểm hỗ trợ, chẳng hạn như 120.000 đồng/cổ phiếu.

screenshot-2025-03-18-at-12.41.50.png
FPT từng thiết lập mức đỉnh lịch sử vào phiên 23/01/2025
Quảng cáo

Thực tế, sau giai đoạn liên tục đi lên mạnh mẽ phá vỡ nhiều kỷ lục, các cổ phiếu công nghệ hàng đầu thế giới (bigtech) như NVIDIA, Microsoft, Alphabet (công ty mẹ Google), META Platform (công ty mẹ Facebook),… đều đã quay đầu giảm mạnh. Vốn hóa thị trường “bốc hơi” hàng trăm tỷ USD trong thời gian ngắn.

Hiệu ứng lan rộng trên nhóm cổ phiếu công nghệ toàn cầu. Cổ phiếu của Công ty Dịch vụ phần mềm hàng đầu Ấn Độ là Infosys cũng mất 21% từ đỉnh gần nhất hồi giữa tháng 12/2024. FPT cũng không nằm ngoài xu hướng này. Từ đỉnh lịch sử đạt được hồi trung tuần tháng 1, cổ phiếu này đã mất 16% thị giá.

Tuy nhiên, các cổ phiếu bigtech của thế giới đều đã hồi phục ở mức độ khác nhau sau khi tạo đáy. Trong khi đó, FPT vẫn đang chịu áp lực bán đáng kể và hiện đang ở vùng giá thấp nhất kể từ giữa tháng 11 năm ngoái.

Hiện, sự trỗi dậy của các startup đến từ Trung Quốc như mô hình AI giá rẻ DeepSeek hay AI Agent tự chủ đầu tiên trên thế giới Manus, cũng là yếu tố được đánh giá có ảnh hưởng đến cổ phiếu công nghệ toàn cầu. Mô hình AI giá rẻ đang làm rấy lên lo ngại của nhà đầu tư về sự suy giảm giá trị thị trường AI dù vẫn còn nhiều hoài nghi về chi phí phát triển.

Tuy nhiên, ban lãnh đạo FPT cho rằng, sự ra đời của các mô hình AI giá rẻ như DeepSeek có thể không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả FPT AI Factory. Thậm chí, sự xuất hiện của các mô hình AI chi phí thấp tương tự như DeepSeek có thể thúc đẩy việc ứng dụng AI hơn trong các doanh nghiệp/tổ chức, cho thấy cơ hội của các công ty công nghệ, bao gồm lĩnh vực AI của FPT.

Theo báo cáo phân tích mới đây của KBSV, xu hướng sử dụng AI tạo sinh trong các doanh nghiệp và tổ chức sẽ diễn ra mạnh mẽ nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ thúc đẩy chi tiêu toàn cầu cho phần mềm và dịch vụ CNTT. Chuyên gia KBSV kỳ vọng FPT sẽ tiếp tục bắt kịp các xu hướng mới nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư tại các thị trường trọng điểm.

KBSV dự phóng doanh thu mảng CNTT năm 2025 của FPT tăng trưởng 24,7% so với cùng kỳ, đạt 38.597 tỷ đồng dựa trên: (1) AI Factory hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm và giúp FPT tiếp cận sâu rộng hơn tới khách hàng; (2) Hợp đồng quy mô lớn tiếp tục được kí kết giúp bảo đảm khối lượng công việc trong thời gian dài.

Sang năm 2026, KBSV dự phóng tổng doanh thu mảng CNTT nước ngoài của FPT dự kiến đạt 47.585 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ và tiếp tục là động lực đóng góp tăng trưởng chính cho doanh thu cả mảng CNTT đạt 56.578 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ 2025.

Năm 2025, FPT đặt mục tiêu 75.400 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận trước thuế 13.395 tỷ đồng, lần lượt tăng 20% và 21% so với thực hiện 2024. Nếu hoàn thành, đây sẽ tiếp tục là mức doanh thu và lợi nhuận kỷ lục mới của doanh nghiệp đầu ngành công nghệ Việt Nam và sẽ là năm thứ 5 liên tiếp tăng trưởng trên 20%/năm.

Nhà máy AI tại Nhật Bản dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối tháng 3/2025, chậm hơn so với kế hoạch ban đầu. Trong khi đó, nhà máy AI tại Việt Nam vẫn triển khai đúng tiến độ và dự kiến bắt đầu tạo doanh thu trong quý I/2024 với mục tiêu đạt 40 triệu USD doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhà máy AI/cho thuê GPU năm 2025.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Chủ tịch HĐQT FPT Retail: “Trung tâm tiêm chủng Long Châu không cạnh tranh bằng cách giành khách công ty khác”

Tỷ lệ bao phủ vaccine tại Việt Nam khoảng 4% dân số, trong khi một số quốc gia láng giềng thậm chí lên đến 30-40%. Bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch HĐQT FRT cho biết, FRT không cạnh tranh bằng cách giành khách từ công ty khác mà tăng nhận thức của người dân,

Cổ phiếu FPT Retail (FRT) lập đỉnh giá mới “Đem tiền” đầu tư lượng lớn cổ phiếu MWG, HPG, FRT, một doanh nghiệp tạm lãi gần 200 tỷ đồng

Cổ phiếu tăng gần 20% từ đáy, Hòa Phát công bố lượng tiêu thụ thép quý 1 tăng 29% lên 2,38 triệu

Trong đó, thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 993.000 tấn, tăng 23% so với quý đầu 2024. Riêng sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng trong quý 1 tại thị trường nội địa đạt 874.000 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.

Không phải Hòa Phát, Nam Kim, CTCK dự báo lợi nhuận một công ty thép có thể tăng trưởng đột biến trong năm 2024 Hòa Phát lãi sau thuế quý 4 giảm nhẹ xuống 2.800 tỷ, cả năm 2024 tăng trưởng 77%

Eximbank đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2025 gần 5.200 tỷ đồng, tăng trên 23%

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, với nhiều mục tiêu quan trọng, trong đó, nhắm đích lợi nhuận 5.188 tỷ đồng, tăng 23,8% so với 2024.

Trước ĐHĐCĐ bất thường tại Hà Nội vào ngày 28/11, Eximbank hoàn tất tăng vốn lên gần 18.700 tỷ đồng Eximbank tiếp tục họp cổ đông bất thường, muốn sửa đổi Điều lệ ngân hàng

Chứng khoán TCBS muốn dành 3.000 tỷ đồng tự doanh trên các sàn thế giới

Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (Techcom Securities - TCBS) đã đưa ra nhiều nội dung, đáng chú ý nhất là tham vọng đầu tư tại thị trường chứng khoán nước ngoài.

Mirae Asset rời khỏi vị trí công ty chứng khoán cho vay margin lớn nhất, TCBS vươn lên đứng đầu TCBS có kế hoạch tăng vốn lên gần 20.000 tỷ đồng

Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng trong năm 2025

Từ ngày 01/04/2025, theo Nghị quyết số 170/2024/QH15 của Quốc hội, những vướng mắc liên quan đến tiền sử dụng đất tại dự án Lakeview City sẽ chính thức được giải quyết dứt điểm. Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng

Novaland chuyển đổi trái phiếu 300 triệu USD thành cổ phần với giá cao ngất ngưởng Cổ phiếu Novaland (NVL) được “gom” đột biến, tăng trần trong ngày VN-Index vượt mốc 1.290 điểm

MBS ước tính KQKD quý 1/2025 của 56 doanh nghiệp "hot": VHM, KBC, FRT, HAH, DBC dự báo lãi tăng đột biến, nhiều đại gia đầu ngành có thể "đi lùi"

MBS dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể ghi nhận mức tăng trưởng 17% so với cùng kỳ trong quý đầu năm. Mức tăng này được tính toán trên mức nền đang cao dần hỗ trợ bởi môi trường lãi suất thấp và sản xuất tiêu dùng tiếp tục phục hồi.

Lợi nhuận doanh nghiệp ngành bia dần cải thiện Doanh nghiệp nhiệt điện trong hệ sinh thái Geleximco lỗ nặng nhưng báo thành lãi gần 122 tỷ đồng