VIB: Lợi nhuận 9 tháng đạt trên 8.300 tỷ, tăng trưởng 7% so với cùng kỳ

Ngân hàng Quốc tế (VIB) công bố kết quả kinh doanh cho 9 tháng đầu năm 2023 với doanh thu tiếp tục đà tăng trưởng tốt, hiệu quả kinh doanh ở top đầu ngành, bảng tổng kết tài sản vững mạnh và an toàn.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VIB ghi nhận tổng doanh thu đạt trên 16.300 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2023.
VIB ghi nhận tổng doanh thu đạt trên 16.300 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2023.

Doanh thu tăng trưởng mạnh, duy trì hiệu quả kinh doanh top đầu ngành

Kết thúc 9 tháng đầu năm 2023, VIB ghi nhận tổng doanh thu đạt trên 16.300 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Động lực tăng trưởng chính đến từ các mảng kinh doanh cốt lõi của ngân hàng bán lẻ, khách hàng doanh nghiệp và khối nguồn vốn. Trong đó thu nhập lãi đạt 13.000 tỷ đồng, tăng 18% và thu nhập ngoài lãi đóng góp 20% vào tổng thu nhập hoạt động. Chi phí hoạt động được kiểm soát tốt, ở mức 4.840 tỷ đồng, chỉ tăng 4,5% so với năm trước. Nhờ vậy, hệ số chi phí/doanh thu (CIR) của VIB giảm còn 30% và là một trong những ngân hàng bán lẻ có hiệu quả quản trị chi phí dẫn đầu ngành.

Lợi nhuận trước dự phòng tín dụng của VIB tăng trưởng vượt bậc, đạt gần 11.500 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng quý 3 đạt 4.300 tỷ đồng – mức cao nhất của ngân hàng từ trước đến nay. Bên cạnh kết quả kinh doanh giữ vững tăng trưởng ổn định, nhằm nâng cao chất lượng tài sản cũng như tạo bộ đệm dự phòng vững chắc, ngân hàng cũng chủ động trích lập dự phòng lên tới hơn 3.150 tỷ đồng, gấp 3,4 lần so với cùng kỳ. Sau 9 tháng, VIB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 8.325 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2022. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 27%, duy trì hiệu quả sinh lời top đầu ngành.

Bảng cân đối tài sản vững mạnh, rủi ro tập trung thấp nhất thị trường.

Tại ngày 30/9/2023, tổng tài sản VIB đạt 384.500 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với đầu năm. Nhờ triển khai các chiến lược thúc đẩy tăng trưởng, dư nợ tín dụng đạt gần 247.000 tỷ đồng, tăng 5,5% so với đầu năm. Trong đó, đáng chú ý tăng trưởng tín dụng riêng quý 3 của VIB đạt hơn 4,5%, gấp đôi so với tăng trưởng tín dụng trung bình toàn ngành ngân hàng trong quý III - khoảng 2,2%. Nhờ kiểm soát tăng trưởng tín dụng thận trọng trong nửa đầu năm 2023, hiện nay VIB đang là một trong những ngân hàng còn room tín dụng lớn nhất, gần 9%, đây là điều kiện rất tốt để ngân hàng tiếp tục tăng trưởng trong quý 4, trên nền lãi suất đã giảm rất mạnh so với đầu năm.

Nợ xấu của VIB hiện được duy trì ở mức 2,47%, giảm so với mức đỉnh 2,62% vào cuối quý 1.2023 và đang có xu hướng tiếp tục giảm. Trong số nợ xấu này, hầu hết là các khoản vay được thế chấp bằng bất động sản, với tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo được duy trì ở mức 60% - 70%. Bên cạnh đó, chính sách tài sản đảm bảo chặt chẽ với 99,5% tài sản đảm bảo bằng bất động sản là nhà đã có sổ hồng, sổ đỏ, do vậy tỷ lệ mất vốn trên các khoản nợ xấu là rất thấp.

Hiện VIB là một trong những ngân hàng có rủi ro tín dụng tập trung thuộc nhóm thấp nhất thị trường với mức độ phân tán rủi ro tập trung tối đa. Tại thời điểm cuối quý III tỷ trọng dư nợ bán lẻ tại VIB đạt 86% tổng danh mục cho vay. Bên cạnh đó, VIB cũng thận trọng trong việc cấp tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tại ngày 30/9 dư nợ cho vay các hoạt động và lĩnh vực như: BOT, năng lượng tái tạo, bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp, đầu tư trái phiếu bất động sản đều bằng không. VIB cũng có số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp nằm trong nhóm thấp nhất ngành, ở mức 877 tỷ đồng, chỉ tương đương khoảng 0,3% tổng dư nợ tín dụng và hoàn toàn không có nợ xấu. Các trái phiếu nắm giữ hầu hết thuộc lĩnh vực sản xuất thương mại và tiêu dùng.

Tại ngày 30/9.2023, tổng huy động vốn của VIB đạt 258.000 tỷ đồng, trong đó tiền gửi khách hàng gần 214.000 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Động lực tăng trưởng chính đến từ huy động tiền gửi khách hàng cá nhân tăng 10%, trong đó số dư CASA khách hàng cá nhân cũng tăng tới 9% so với đầu kỳ. Kết quả đạt được thông qua các chiến lược thu hút khách hàng cá nhân bằng các sản phẩm tiền gửi hấp dẫn và tiện lợi. Bên cạnh đó, nhờ sự quản trị linh hoạt và điều hành cơ cấu nguồn vốn phù hợp trong bối cảnh lãi suất thị trường điều chỉnh cũng giúp VIB tối ưu chi phí huy động đáng kể. Lãi suất huy động từ khách hàng giảm gần 3% so với đầu năm, qua đó tạo điều kiện giảm mạnh lãi suất cho vay và duy trì NIM một cách tích cực.

Các chỉ số quản trị của VIB được duy trì ở mức an toàn và tối ưu, với hệ số an toàn vốn CAR (Basel II) ở mức 11,8% (so với quy định là trên 8%), hệ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là 28% (quy định dưới 34%), hệ số cho vay trên huy động (LDR) đạt 72% (quy định là dưới 85%), tỷ lệ dự trữ thanh khoản (MLH) là 17,5% (quy định là trên 10%).

Tiếp tục xây dựng uy tín thương hiệu hàng đầu, tiên phong các chuẩn mực quốc tế

VIB được biết đến như là ngân hàng luôn tiên phong triển khai các chuẩn mực quốc tế tại Việt Nam.

Trong năm 2019, VIB là ngân hàng Việt Nam đầu tiên triển khai thành công cả 3 trụ cột của chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế Basel II.

VIB là một trong những ngân hàng tiên phong triển khai và tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế IFRS từ năm 2019, trước 6 năm so với lộ trình dự kiến của Bộ tài chính là năm 2025. Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính từ năm 2019 đến hết 2022, với báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần, các dữ liệu cơ bản của chuẩn mực quốc tế IFRS và chuẩn mực Việt Nam (VAS) khá tương đồng, đặc biệt là các chỉ số trọng yếu như tổn thất tín dụng, vốn chủ sở hữu và lợi nhuận. Điều này phần nào thể hiện chất lượng thông tin cao, minh bạch và hiệu quả của việc triển khai các chuẩn mực quốc tế tại VIB.

Sau khi hoàn tất Basel II, VIB triển khai mạnh mẽ các cấu phần của Basel II nâng cao và Basel III. Trong quý III/2023, VIB được NHNN chỉ định làm thành viên Ban chỉ đạo triển khai Basel II nâng cao và Basel III cho ngành ngân hàng.

Hiện nay, VIB đang là một trong số ít các ngân hàng thương mại được xếp hạng top đầu bởi NHNN, dựa vào kết quả đánh giá với điểm số cao về: an toàn vốn, chất lượng tài sản, quản trị điều hành, kết quả hoạt động kinh doanh và khả năng thanh khoản.

Thương hiệu và uy tín của VIB trong 9 tháng đầu năm cũng được củng cố với các giải thưởng của Forbes, International Finance Magazine, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, VN50… Cụ thể, VIB là một trong 6 ngân hàng 3 năm liên tiếp nằm trong Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam của Forbes (2021-2023). Trong tháng 8, VIB xác lập hai kỷ lục ghi nhận bởi Tổ chức Kỷ lục Việt Nam dành cho Super Card - dòng thẻ tín dụng đầu tiên tại Việt Nam cho phép người dùng thiết kế các tính năng thẻ và VIB Checkout - ứng dụng ngân hàng số đầu tiên tích hợp Soft POS trên mobile banking. Bên cạnh đó, ứng dụng MyVIB 2.0 cũng được tạp chí International Finance Magazine trao tặng giải thưởng “Ứng dụng ngân hàng di động tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam” năm 2023.

Là một trong những ngân hàng có tỷ trọng bán lẻ cao nhất thị trường, VIB kiên định với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam về quy mô và chất lượng. Trong thời gian tới, ngân hàng tiếp tục có các kế hoạch triển khai các sản phẩm chiến lược, duy trì vị thế dẫn đầu ở một số mảng kinh doanh bán lẻ trọng yếu. Đồng thời tăng cường đầu tư vào chuyển đổi số tất cả sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, chú trọng quản trị rủi ro đảm bảo các hệ số an toàn, lành mạnh và minh bạch.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Gần 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào cuối năm: Các công ty liên quan đến Vạn Thịnh Phát, Novaland, FLC đóng góp nghìn tỷ, LDG có Chủ tịch vừa bị khởi tố cũng sẽ phải trả hàng trăm tỷ

Gần 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào cuối năm: Các công ty liên quan đến Vạn Thịnh Phát, Novaland, FLC đóng góp nghìn tỷ, LDG có Chủ tịch vừa bị khởi tố cũng sẽ phải trả hàng trăm tỷ

Cái tên có dư nợ trái phiếu lớn nhất đến hạn trả trong tháng cuối năm 2023 là CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Phú Quốc với 2.400 tỷ đồng.

Xóa sổ tín dụng đen để khơi thông tín dụng tiêu dùng Fitch Ratings công bố nhận định tích cực về triển vọng tín dụng và GDP Việt Nam
Các khách mời tham dự diễn đàn

Thị trường M&A "nguội lạnh", cơ hội để doanh nghiệp nội tái cấu trúc?

Sự hạ nhiệt trong các thương vụ là cơ hội để các nhà phát triển bất động sản tái cấu trúc doanh nghiệp, tập trung vào năng lực cốt lõi, bao gồm kiểm soát chi phí và rà soát pháp lý để đảm bảo giấy phép dự án được cập nhật và tuân thủ nhằm tránh vấn đề với cơ quan chức năng và sau cuối là với khách hàng nếu có sự chậm trễ trong việc cấp giấy tờ liên quan, như sổ hồng hoặc sổ đỏ, theo chuyên gia.

6 phiên giảm liên tiếp khiến vốn hoá VinFast trở về mốc định giá ban đầu khi sáp nhập Black Spade Ông Đặng Văn Thành: "Trong M&A, nếu để doanh nghiệp suy mới bán, tôi đánh giá không cao"
VNDIRECT miễn nhiệm Giám đốc Tài chính và một loạt hành động với doanh nghiệp trong hệ sinh thái

VNDIRECT miễn nhiệm Giám đốc Tài chính và một loạt hành động với doanh nghiệp trong hệ sinh thái

HĐQT Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT (VND) vừa ra quyết định miễn nhiệm chức vụ Giám đốc Tài chính, người đại diện theo pháp luật đối với bà Vũ Nam Hương từ ngày 28/11.

Ông Đặng Văn Thành: "Trong M&A, nếu để doanh nghiệp suy mới bán, tôi đánh giá không cao" Vướng phải tin tức khá "ồn ào" vụ sân bay Long Thành, CTD vẫn là cổ phiếu khỏe nhất ngành xây dựng
Doanh nghiệp thành lập mới tháng 11/2023 giảm về lượng, tăng về vốn

Doanh nghiệp thành lập mới tháng 11/2023 giảm về lượng, tăng về vốn

Dù số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 11/2023 giảm 7,6% so với tháng trước song vốn đăng ký lại tăng 22%, kéo vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 11 tăng mạnh so với tháng 10 và cùng kỳ năm trước.

Hơn 15.400 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 10/2023 Doanh nghiệp bất động sản thành lập mới giảm hơn 50%
Cùng với chiêu thức lập hợp đồng giả cách khi cho vay, cha con Dr.Thanh chiếm đoạt 29 thửa đất tại TP.HCM

Tin tưởng làm hợp đồng giả cách, mất trắng 29 thửa đất vào tay cha con Dr.Thanh

Tin tưởng làm hợp đồng giả cách khi vay Chủ tịch Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh, người đàn ông tại TP.HCM bị chiếm đoạt 29 thửa đất.

Chủ tịch Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh bị cáo buộc chiếm đoạt tài sản của 4 cá nhân hơn 700 tỷ đồng Dr.Thanh chiếm đoạt hơn 600 tỷ ở 2 dự án địa ốc của nữ “đại gia” Kim Oanh: “Đây là cuộc chơi của Thanh, phải chơi theo luật của Thanh”
Chuỗi 8 tháng liên tiếp doanh thu Bách Hoá Xanh vượt Thế Giới Di Động bị cắt đứt

Chuỗi 8 tháng liên tiếp doanh thu Bách Hoá Xanh vượt Thế Giới Di Động bị cắt đứt

Dù đóng gần chục cửa hàng trong tháng 10 tuy nhiên doanh thu từ chuỗi Thế Giới Di Động của MWG trong tháng qua bất ngờ tăng mạnh, cắt đứt chuỗi 8 tháng liên tiếp doanh thu Bách Hoá Xanh luôn “vượt mặt” Thế Giới Di Động.

MWG: Lợi nhuận ròng quý IV ước đạt 334 tỷ đồng, cổ phiếu có nguy cơ bị loại khỏi chỉ số VNDiamond Index Nhóm quỹ ngoại tỷ USD tiếp tục bán MWG, không còn là cổ đông lớn tại Thế Giới Di Động
HoSE bổ sung cổ phiếu bị cắt margin bên cạnh nhiều cái tên quen thuộc như HBC, HVN, NVL, HPX…

HoSE bổ sung cổ phiếu bị cắt margin bên cạnh nhiều cái tên quen thuộc như HBC, HVN, NVL, HPX…

HoSE đã bổ sung cổ phiếu ITD vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ, nâng số mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ lên 87 mã.

Cho vay margin tăng mạnh, công ty chứng khoán "rủng rỉnh" thu lãi, một loạt cái tên lập kỷ lục Dư nợ margin của SSI trở lại gần 15.000 tỷ đồng trong quý III/2023, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 670 tỷ đồng
Cổ phiếu BCG Energy "tăng giá" 85% khi chưa IPO

Cổ phiếu BCG Energy "tăng giá" 85% khi chưa IPO

Thay vì mức 10.000 đồng/cp trước đó, NamABank đã nâng định giá cổ phần BCG Energy lên 18.500 đồng/cp trong giao dịch hoán đổi tài sản bảo đảm gần nhất liên quan khoản vay của các công ty thành viên Bamboo Capital.

"Cơ hội sở hữu bất động sản đẹp giá tốt đã xuất hiện, điều mà trước đây đôi khi có tiền cũng chưa chắc làm được"

"Cơ hội sở hữu bất động sản đẹp giá tốt đã xuất hiện, điều mà trước đây đôi khi có tiền cũng chưa chắc làm được"

Đó là nhận định của ông Võ Hồng Thắng, Giám đốc Mảng dịch vụ Tư vấn & Phát triển dự án DKRA Group. Nhận định này được đưa ra trong bối cảnh tín hiệu hồi phục trên thị trường bất động sản xuất hiện đã khiến nhiều nhà đầu tư mạnh tay xuống tiền so giai đoạn trước.

Trung Quốc khai phá nơi tăm tối chưa ai từng đến: Cuối cùng đã chạm tay vào "báu vật" lớn nhất hành tinh Bất chấp giá nhà đất "đang ở đỉnh", nhà đầu tư Trung Quốc vẫn liên tục xuống tiền mua bất động sản ở quốc gia này
Cha con Dr.Thanh chiếm đoạt hơn 600 tỷ của bà Kim Oanh khi cho vay 500 tỷ cầm cố 2 dự án bất động sản

Dr.Thanh và chiêu chiếm đoạt hơn 600 tỷ đồng của “đại gia” Kim Oanh trong cơn “sốt đất”

Cơ quan Điều tra xác định, khi cho nữ “đại gia” địa ốc Kim Oanh vay 500 tỷ đồng, Dr.Thanh và 2 con gái đã dùng “chiêu” sử dụng hợp đồng giả cách chuyển nhượng 2 dự án. Khi “đất sốt”, cha con ông Thanh dùng nhiều thủ đoạn không trả lại tài sản để chiếm đoạt hơn 600 tỷ đồng.

Chủ tịch Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh bị cáo buộc chiếm đoạt tài sản của 4 cá nhân hơn 700 tỷ đồng Dr.Thanh chiếm đoạt hơn 600 tỷ ở 2 dự án địa ốc của nữ “đại gia” Kim Oanh: “Đây là cuộc chơi của Thanh, phải chơi theo luật của Thanh”
EVN sắp nhận 2 nhà máy điện khí nước ngoài chuyển giao

EVN sắp nhận 2 nhà máy điện khí nước ngoài chuyển giao

Hai nhà máy nhiệt điện khí BOT do nước ngoài đầu tư sắp đến ngày chuyển giao cho phía Việt Nam sau khi hết hạn hợp đồng 20 năm. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được giao tiếp nhận.

Giá điện tăng 4,5% giúp doanh thu của EVN tăng thêm 3.200 tỷ đồng trong năm 2023 EVN tập trung triển khai nhiều giải pháp chuẩn bị phục vụ cung cấp điện năm 2024
Ngành bất động sản và ngân hàng vẫn chưa "gặp được nhau". Ảnh: minh hoạ.

Ngân hàng "tồn kho tiền", doanh nghiệp bất động sản khát vốn: Vấn đề nằm ở khâu "cho vay" hay ở đầu ra của nền kinh tế?

Trong khi ngân hàng “tồn kho tiền”, thì các doanh nghiệp bất động sản lại khát vốn. Các chuyên gia của VIRES chỉ ra rằng, doanh nghiệp không hấp thụ được vốn, thậm chí “không muốn vay”; trong khi đó, ngành ngân hàng cần tìm kiếm các dự án khả thi, an toàn.

Pyn Elite Fund tăng tỷ trọng cổ phiếu ngân hàng, dự báo VN-Index khởi sắc trong thời gian tới Sắp diễn ra giao dịch cổ phiếu trị giá hơn 5.000 tỷ đồng giữa người nhà Chủ tịch Techcombank
Sắp diễn ra giao dịch cổ phiếu trị giá hơn 5.000 tỷ đồng giữa người nhà Chủ tịch Techcombank

Sắp diễn ra giao dịch cổ phiếu trị giá hơn 5.000 tỷ đồng giữa người nhà Chủ tịch Techcombank

Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm - mẹ của ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch Techcombank đăng ký bán toàn bộ 174 triệu cổ phiếu TCB, giá trị hơn 5.200 tỷ đồng cho 3 cháu nội.

Bà Nguyễn Thị Nga muốn tăng sở hữu tại SeABank, Chủ tịch Petrosetco đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu PET Dragon Capital trở thành cổ đông lớn tại Vinaconex, mua ròng hàng chục triệu cổ phiếu STB
Cơ quan điều tra xác định, ông Trần Qúi Thanh (Dr.Thanh) cùng 2 con gái dùng nhiều thủ đoạn chiếm đoạt hơn 600 tỷ của bà chủ địa ốc Kim Oanh.

Dr.Thanh chiếm đoạt hơn 600 tỷ ở 2 dự án địa ốc của nữ “đại gia” Kim Oanh: “Đây là cuộc chơi của Thanh, phải chơi theo luật của Thanh”

Bằng nhiều thủ đoạn, cha con ông Trần Quí Thanh đã chiếm đoạt hơn 600 tỷ thông qua việc cho chủ doanh nghiệp địa ốc vay 500 tỷ đồng.

Chủ tịch Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh bị cáo buộc chiếm đoạt tài sản của 4 cá nhân hơn 700 tỷ đồng