Việt Nam có 5 tỷ phú USD

Theo cập nhật từ Forbes, danh sách tỷ phú Việt Nam có 5 người gồm Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh.

Forbes cập nhật danh sách tỷ phú USD của Việt Nam. Theo đó, Việt Nam chỉ còn 5 tỷ phú USD là Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, với tổng tài sản 11,1 tỷ USD. Chủ tịch Masan Group Nguyễn Đăng Quang không còn nằm trong danh sách này.

Kết thúc năm 2024, tài sản của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đạt khoảng 1 tỷ USD. Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2025 đến nay cổ phiếu MSN mà vị doanh nhân này đang sở hữu trực hoặc gián tiếp qua công ty riêng ghi nhận giảm.

Ông Quang được công nhận là tỷ phú trong danh sách công bố đầu năm 2019, với tài sản 1,3 tỷ USD. Năm 2023, ông xuất hiện trong danh sách tỷ phú thế giới vào đầu năm, nhưng rời danh sách này trong giai đoạn cuối năm 2023 và đầu năm 2024, khi giá cổ phiếu Masan giảm hơn 30% từ mức đỉnh. Tháng 10/2024 ông Quang trong danh sách tỷ phú USD với tài sản ngang bằng với tài sản của ông Trần Bá Dương và gia đình.

Trước đó, giai đoạn tháng 11/2019 đến tháng 10/2020, Chủ tịch Hội đồng quản trị Masan cũng không được Forbes công nhận tỷ phú.

Trong danh sách tỷ phú USD, ông Quang là vị tỷ phú có biến động nhiều nhất về tài sản.

screenshot-2025-01-24-at-21.31.33.png
Ông Phạm Nhật Vượng sở hữu khối tài sản 4,1 tỷ USD
Quảng cáo

Người giàu nhất Việt Nam theo thống kê của Forbes hiện là ông Phạm Nhật Vượng với khối tài sản 4,1 tỷ USD, không đổi so với đầu năm, giảm 300 triệu USD so với năm 2023 và xếp thứ 837 trên thế giới.

Ngay sau ông Phạm Nhật Vượng là Chủ tịch Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo với tổng tài sản 2,8 tỷ USD, tăng 210 triệu USD kể từ đầu năm. Ông Trần Đình Long sở hữu tổng tài sản 2,4 tỷ USD, ông Hồ Hùng Anh 1,8 tỷ USD, ông Trần Bá Dương và gia đình 1,3 tỷ USD.

Tháng 5/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 66 đặt mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú USD thế giới, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

Đến năm 2045, phấn đấu một số doanh nhân làm chủ các tập đoàn có khả năng dẫn dắt các chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, tiến tới hình thành một số chuỗi giá trị của Việt Nam trong các ngành ưu tiên, có thế mạnh của đất nước.

Hình thành và phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu quốc gia phát triển, thu nhập cao, có vị thế, uy tín trong khu vực và quốc tế.

Để đạt được các chỉ tiêu cụ thể nêu trên, Chính phủ yêu cầu trong thời gian tới các bộ, ngành, chính quyền địa phương tập trung hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển, cống hiến; Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh ngang tầm mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

Đồng thời xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh, phát huy tinh thần dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; Tăng cường sự đoàn kết, hợp tác, liên kết giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức; Phát huy vai trò của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, các tổ chức đại diện đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Cổ phiếu tăng gần 20% từ đáy, Hòa Phát công bố lượng tiêu thụ thép quý 1 tăng 29% lên 2,38 triệu

Trong đó, thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 993.000 tấn, tăng 23% so với quý đầu 2024. Riêng sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng trong quý 1 tại thị trường nội địa đạt 874.000 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.

Không phải Hòa Phát, Nam Kim, CTCK dự báo lợi nhuận một công ty thép có thể tăng trưởng đột biến trong năm 2024 Hòa Phát lãi sau thuế quý 4 giảm nhẹ xuống 2.800 tỷ, cả năm 2024 tăng trưởng 77%

Eximbank đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2025 gần 5.200 tỷ đồng, tăng trên 23%

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, với nhiều mục tiêu quan trọng, trong đó, nhắm đích lợi nhuận 5.188 tỷ đồng, tăng 23,8% so với 2024.

Trước ĐHĐCĐ bất thường tại Hà Nội vào ngày 28/11, Eximbank hoàn tất tăng vốn lên gần 18.700 tỷ đồng Eximbank tiếp tục họp cổ đông bất thường, muốn sửa đổi Điều lệ ngân hàng

Chứng khoán TCBS muốn dành 3.000 tỷ đồng tự doanh trên các sàn thế giới

Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (Techcom Securities - TCBS) đã đưa ra nhiều nội dung, đáng chú ý nhất là tham vọng đầu tư tại thị trường chứng khoán nước ngoài.

Mirae Asset rời khỏi vị trí công ty chứng khoán cho vay margin lớn nhất, TCBS vươn lên đứng đầu TCBS có kế hoạch tăng vốn lên gần 20.000 tỷ đồng

Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng trong năm 2025

Từ ngày 01/04/2025, theo Nghị quyết số 170/2024/QH15 của Quốc hội, những vướng mắc liên quan đến tiền sử dụng đất tại dự án Lakeview City sẽ chính thức được giải quyết dứt điểm. Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng

Novaland chuyển đổi trái phiếu 300 triệu USD thành cổ phần với giá cao ngất ngưởng Cổ phiếu Novaland (NVL) được “gom” đột biến, tăng trần trong ngày VN-Index vượt mốc 1.290 điểm

MBS ước tính KQKD quý 1/2025 của 56 doanh nghiệp "hot": VHM, KBC, FRT, HAH, DBC dự báo lãi tăng đột biến, nhiều đại gia đầu ngành có thể "đi lùi"

MBS dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể ghi nhận mức tăng trưởng 17% so với cùng kỳ trong quý đầu năm. Mức tăng này được tính toán trên mức nền đang cao dần hỗ trợ bởi môi trường lãi suất thấp và sản xuất tiêu dùng tiếp tục phục hồi.

Lợi nhuận doanh nghiệp ngành bia dần cải thiện Doanh nghiệp nhiệt điện trong hệ sinh thái Geleximco lỗ nặng nhưng báo thành lãi gần 122 tỷ đồng