VietinBank dự kiến dùng hơn 12.500 tỷ đồng lợi nhuận để chia cổ tức

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) dự kiến dùng toàn bộ số lợi nhuận còn lại năm 2023 để tiến hành chia cổ tức bằng cổ phiếu, tuy nhiên, kế hoạch này vẫn cần sự phê duyệt cơ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

6-1702951181653321458969.jpg
Hình minh họa.

Hội đồng Quản trị VietinBank vừa công bố phương án phân phối lợi nhuận năm 2023.

VietinBank cho biết, kết thúc năm 2023, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận riêng lẻ đạt gần 19.457 tỷ đồng, lợi nhuận phân phối là gần 19.454 tỷ đồng.

Sau khi trích quỹ bổ sung vốn điều lệ (1.945 tỷ đồng), trích quỹ dự phòng tài chính (1.945 tỷ đồng), trích quỹ đầu tư phát triển (389 tỷ đồng), trích quỹ khen thưởng, phúc lợi (2.609 tỷ đồng), lợi nhuận còn lại của VietinBank là 12.565 tỷ đồng. Ngân hàng dự kiến dùng toàn bộ số lợi nhuận còn lại năm 2023 để tiến hành chia cổ tức bằng cổ phiếu, tuy nhiên, kế hoạch này vẫn cần sự phê duyệt cơ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Quảng cáo

Trước đó, VietinBank cũng đã đề xuất các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương cho phép ngân hàng được giữ lại toàn bộ lợi nhuận hàng năm của giai đoạn 2024 - 2028 để tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính, mở rộng dư địa tăng trưởng tín dụng.

Về kết quả kinh doanh, kết thúc năm 2024, VietinBank ghi nhận hơn 31.758 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất, tăng 27% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ đạt gần 30.361 tỷ đồng, tăng 25%.

Động lực tăng trưởng lợi nhuận của VietinBank trong năm 2024 chủ yếu đến từ thu nhập lãi thuần; góp vốn, mua cổ phần và nguồn thu nhập khác khi tăng trưởng hai con số lần lượt là 17,8%, 36% và 45,8%.

Năm 2024, VietinBank đặt kế hoạch lợi nhuận riêng lẻ trước thuế tăng 9% so với kết quả năm 2023, đạt 26.300 tỷ đồng. Như vậy, ngân hàng đã vượt 15% mục tiêu lợi nhuận đề ra trong năm.

Tổng tài sản VietinBank tính đến cuối năm 2024 tăng trưởng 17% so với đầu năm, lên gần 2,4 triệu tỷ đồng. Dư nợ tín dụng của VietinBank tăng trưởng 16,8% so với năm 2023. Tổng nguồn vốn huy động đạt 1,8 triệu tỷ đồng, tăng 15% so với cuối năm 2023. Tỷ trọng CASA đạt 24,1%, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,25%.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

10 năm doanh nghiệp tư nhân vươn mình

Trong suốt giai đoạn 10 năm vừa qua, các doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam như Vingroup, FPT, Hòa Phát, Thế Giới Di Động, Vietjet, REE, Hoá chất Đức Giang, Gelex, PNJ… đã ghi dấu ấn mạnh mẽ, với sự tăng trưởng vượt bậc về vốn hóa, doanh thu và lợi nh

Hòa Phát đầu tư sản xuất ván sàn cao cấp, mục tiêu lọt top 3 doanh nghiệp lớn nhất sau 5 năm Cổ phiếu của một doanh nghiệp chăn nuôi heo tăng “bốc đầu” trong ngày VN-Index “bốc hơi” gần 2 điểm

Viconship gia tăng ảnh hưởng tại Hải An

Hai lãnh đạo cấp cao của Viconship – ông Nguyễn Xuân Dũng và ông Tạ Công Thông – vừa được đề cử tham gia Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) cho nhiệm kỳ 2023–2028.

Viconship dự chi gần 320 tỷ đồng mua 37,55% vốn tại Vinaship, Dragon Capital rời ghế cổ đông lớn PVD Viconship trở thành cổ đông lớn của Vinaship, TTC Agris muốn mua 40% vốn Betrimex

Nestlé Việt Nam bị phạt vì vi phạm quy định trong hoạt động quảng cáo

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam vừa bị Công an tỉnh Đồng Nai xử phạt hành chính 80 triệu đồng do vi phạm các quy định trong hoạt động quảng cáo sản phẩm thực phẩm bổ sung sữa lúa mạch Nestlé Milo.

Vi phạm về phòng cháy chữa cháy, loạt cơ sở tại 2 dự án lớn của GP Invest bị Công an Cầu Giấy “nhắc tên” Bộ trưởng Tài chính nhắc vi phạm của E&Y, Deloitte,… tại SCB

Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại Nam Long

4 quỹ thành viên thuộc Dragon Capital đã bán ra tổng cộng 1,1 triệu cổ phiếu NLG, hạ tổng sở hữu của cả nhóm từ 20,05 triệu đơn vị, chiếm tỷ lệ 5,2% vốn điều lệ xuống còn 18,95 triệu đơn vị chiếm 4,92% vốn điều lệ Nam Long.

Doanh số bán hàng của Vinhomes, Khang Điền, Nam Long dẫn đầu ngành bất động sản nhờ các dự án mới ra mắt ở Hà Nội và TP.HCM Cổ đông lớn đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu NLG của Nam Long