VNG đăng ký niêm yết trên Nasdaq thông qua công ty holding ở thiên đường thuế Cayman

VNZ, cổ phiếu của VNG hiện đang giao dịch trên UpCOM. Mới đây VNG Limited đã nộp hồ sơ đăng ký theo mẫu F-1 lên Uỷ ban Giao dịch Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC).

Công ty CP VNG – “kỳ lân” công nghệ của Việt Nam vừa thông báo VNG Limited đã chính thức nộp hồ sơ đăng ký theo mẫu F-1 lên Uỷ ban Giao dịch Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC). VNG Limited, cổ đông của VNG, dự kiến sẽ chào bán ra công chúng (IPO) cổ phiếu phổ thông loại A tại sàn chứng khoán Nasdaq Global Select Market với mã giao dịch “VNG”.

Citigroup Global Markets Inc., Morgan Stanley & Co. LLC, UBS Securities LLC và BofA Securities, Inc. sẽ là các nhà bảo lãnh phát hành cho đợt IPO này. Quy mô giao dịch và khoảng giá chào bán hiện chưa được xác định.

Theo Newzoo, VNG hiện là nhà phát hành game dẫn đầu thị trường Việt Nam và đang mở rộng nhanh chóng ở thị trường toàn cầu, đồng thời sở hữu Zalo, ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Việt Nam với hơn 75 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, theo F&S.

Các sản phẩm tiêu biểu khác của VNG bao gồm Zing MP3 (nền tảng nghe nhạc trực tuyến lớn nhất Việt Nam với hơn 28 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, theo F&S) và ZaloPay (ví điện tử có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Việt Nam, theo F&S).

Quảng cáo

VNG Limited là tổ chức nước ngoài có trụ sở tại quần đảo Cayman (Cayman Islands), đồng thời là cổ đông lớn nhất của VNG. Tổ chức này có hai người liên quan là người nội bộ tại VNG gồm Tổng Giám đốc – ông Lê Hồng Minh (sở hữu 12,27% vốn) và Phó Tổng Giám đốc thường trực – ông Vương Quang Khải (sở hữu 4,99% vốn).

VNG Limited trở thành cổ đông chính của VNG sau khi toàn bộ các cổ đông nước ngoài của VNG chuyển nhượng cổ phần sang cho sang pháp nhân này.

Mới đây, VNG Limited đã bán thỏa thuận hơn 3,48 triệu cổ phiếu VNZ trong thời gian 25/7 – 15/8, giảm tỷ lệ sở hữu từ 61,1% xuống 49%. Bên mua vào là Công ty CP Công nghệ BigV.

VNG đã từng đề cập đến khả năng niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ trước đó. Thời điểm năm 2021, hãng tin Bloomberg từng thông tin về việc VNG cân nhắc việc niêm yết cổ phiếu tại Mỹ thông qua việc sáp nhập ngược với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC). VNG làm việc với các tổ chức tư vấn để thảo luận với các SPAC cho một thỏa thuận tiềm năng. Nguồn tin yêu cầu giấu tên của Bloomberg cho biết giao dịch có thể định giá VNG ở mức 2 tỷ đến 3 tỷ USD.

Tuy nhiên sau đó, đầu năm 2023, cổ phiếu VNZ của VNG đã giao dịch trên UpCOM với giá 240.000 đồng/cổ phiếu. Có thời điểm cổ phiếu VNZ đã tăng lên mức hơn 1,5 triệu đồng/cổ phiếu, sau đó điều chỉnh và giảm về mốc trên 1,2 triệu đồng/cổ phiếu như hiện tại.

Trước đó, ngày 15/8, VinFast, một doanh nghiệp sản xuất xe điện của Việt Nam đã niêm yết thành công trên sàn Nasdaq với mã cổ phiếu VFS. Sau khoảng một tuần giao dịch, vốn hoá VinFast đã tăng mạnh, đạt con số 89 tỷ USD, gấp gần 3 lần định giá ban đầu, trở thành doanh nghiệp sản xuất xe điện có vốn hoá lớn thứ 2 chỉ sau Tesla.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Sau 22 phiên giao dịch (từ ngày 23/10 - 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký.

Vinhomes tách công ty quy mô 18.500 tỷ đồng chuyên quản lý khu công nghiệp thành 3 công ty con 100 triệu cổ phiếu đầu tiên "về túi" Vinhomes trong thương vụ lịch sử của chứng khoán Việt Nam

Doanh nghiệp buôn thực phẩm mua 17,2 triệu cổ phiếu VIB, Chủ tịch Digiworld không còn là cổ đông lớn Viettel Construction

Công ty CP Đầu tư Phát triển Quang Kim báo cáo đã mua vào 17,2 triệu cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam vào ngày 11/11, nâng tỷ lệ sở hữu tại VIB lên 0,577%.

Viettel Construction (CTR) báo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận kỷ lục năm 2023 Viettel Construction báo lãi kỷ lục năm 2023

Nhiều động thái mới tại Tập đoàn FLC

FLC đã tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát; khởi động lại hàng loạt dự án trọng điểm, tích cực triển khai các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về pháp lý và tài chính cho các dự án.

FLC sau 2 năm tái cấu trúc: Đã cắt giảm 60% nhân sự, trả 4.400 tỷ đồng nợ vay Gần 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào cuối năm: Các công ty liên quan đến Vạn Thịnh Phát, Novaland, FLC đóng góp nghìn tỷ, LDG có Chủ tịch vừa bị khởi tố cũng sẽ phải trả hàng trăm tỷ