Vốn hóa bốc hơi 2.200 tỷ đồng chỉ trong 1 tuần, Viettel Post đang kinh doanh ra sao?

Tính từ ngày 1/4 đến nay, giá trị vốn hóa Viettel Post đã giảm tới 20%, tương đương mất khoảng 2.200 tỷ đồng.

Vốn hóa bốc hơi 2.200 tỷ đồng chỉ trong 1 tuần, Viettel Post đang kinh doanh ra sao?

Cổ phiếu VTP của Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post) chuyển niêm yết sang sàn HOSE từ ngày 12/3/2024 vừa qua với mức vốn hóa khi lên sàn là gần 8.000 tỷ đồng. Chỉ sau 5 phiên giao dịch, vốn hóa công ty đã tăng vọt lên 11.400 tỷ đồng (vào ngày 18/3).

Tuy nhiên đà tăng sau đó bị chững lại và kể từ đầu tháng 4 đến nay, cổ phiếu Viettel Post liên tục giảm giá. Theo tính toán, chỉ trong 5 phiên giao dịch từ ngày 2/4 đến 8/4, cổ phiếu VTP đã mất 20% giá trị, tương ứng vốn hóa giảm 2.200 tỷ đồng, xuống còn 9.000 tỷ đồng. Thậm chí trong phiên ngày 8/4, cổ phiếu VTP còn bị bán xuống giá sàn.

Viettel Post giảm giá trong bối cảnh công ty đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 giảm tới 33% so với 2023, xuống 13.189 tỷ đồng. Kế hoạch lợi nhuận cũng giảm nhẹ, xuống 370 tỷ đồng.

Viettel Post cho biết, doanh thu giảm do định hướng thu hẹp mảng bán hàng sim, thẻ điện thoại. Đây là mảng có biên lợi nhuận hẹp, nên việc giảm doanh thu không tác động nhiều tới lợi nhuận. Thay vào đó, công ty sẽ tập trung hơn vào mảng chuyển phát và logistics.

2-4786.png

Viettel Post là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel). Sau 27 năm thành lập, Viettel Post đã hình thành hệ sinh thái logistics dựa trên nền tảng hạ tầng hiện đại, công nghệ cao, cung cấp đầy đủ dịch: chuyển phát, supply chain (kho, vận tải vận chuyển, forwarding…), thương mại điện tử xuyên biên giới…

Từ năm 2009, Viettel Post là đơn vị thành viên đầu tiên của Viettel thực hiện IPO thành công và đến năm 2018, Bưu chính Viettel chính thức niêm yết trên sàn UpCOM. Sau 15 năm cổ phần hóa, Viettel Post hiện có vốn điều lệ tăng hơn 20 lần.

Quảng cáo

Ngoài dịch vụ chuyển phát thông thường, Viettel Post đang định vị trở thành doanh nghiệp logistic có nền tảng công nghệ cao.

Viettel Post xác định dịch vụ chuyển phát và logistics tiếp tục là xương sống của Công ty trong các năm tới. Hoạt động nghiên cứu phát triển tại Viettel Post do đó sẽ xoay quanh mục đích ứng dụng công nghệ vào vận hành nhằm cải tiến thời gian toàn trình bưu phẩm, tự động hoá trong mảng kho vận logistics.

Tại trung tâm chia chọn, hệ thống băng chuyền chia chọn tự động có công suất 42.000 bưu phẩm/giờ. Theo Viettel Post, đến thời điểm hiện tại, đây là hệ thống duy nhất tại Việt Nam tích hợp được chia tự động hàng nặng đến 50kg và hàng nhỏ trên cùng 1 kịch bản chia do Viettel Post làm chủ sáng kiến và công nghệ.

Trước đó, đầu năm 2021, Viettel Post khai trương trung tâm Logistics tự động miền Nam giúp tiết kiệm 91% nhân lực. Trung tâm này được ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại trong vận hành và giám sát với 2 trung tâm chính là trung tâm chia chọn và trung tâm hoàn tất đơn hàng.

Mới đây, Viettel Post đã khai trương Tổ hợp công nghệ chia chọn thông minh đầu tiên của Việt Nam tại Quang Minh (Mê Linh, Hà Nội), được giới thiệu là có mức tự động hóa cao nhất Việt Nam. Tại đây sử dụng 200 robot tự hành chia chọn hàng hoá (robot AGV), hệ thống chia hàng lớn (Wheel Sorter Matrix) và hệ thống chia chọn dạng băng tải (Cross-belt Sorter). Viettel Post là công ty logistic đầu tiên tại Việt Nam triển khai công nghệ robot AGV, nhờ đó nâng mức độ tự động hóa trong khâu chia chọn hàng của Viettel Post lên 99%.

photo-1709782898654-17097828998401076980677-1709784189904-17097841900871232361163-1710235335166-17102353354382088012084-5788.png
Robot tự hành chia chọn hàng hoá tại Tổ hợp công nghệ chia chọn thông minh của Viettel Post

Với hơn 40 cổng xuất/nhập hàng, gần 1.200 cổng chia, tổ hợp có công suất xử lý lên đến 1,4 triệu bưu phẩm/ngày, tăng 40% so với trước đây, giúp nâng mức chịu tải toàn hệ thống Viettel Post lên 4 triệu bưu phẩm/ngày, tương đương đáp ứng 50% dung lượng thương mại điện tử tại Việt Nam. Tỉ lệ sai sót của tổ hợp gần như bằng 0, rút ngắn thời gian chuyển phát toàn trình từ 8-10 giờ, tăng 3,5 lần sản lượng. Nhờ tự động hoá, tổ hợp cũng giúp giảm 60% số lượng nhân sự.

Đầu năm 2024, Viettel Post đã thực hiện lễ ra quân và đồng thời công bố chiến lược chuyển mình thành một công ty logistics theo hướng chuyên nghiệp, xanh và hiệu quả, không còn đơn thuần là một doanh nghiệp chuyển phát.

Theo tuyên bố, Viettel Post muốn làm tốt các lĩnh vực then chốt như công viên logistics, cửa khẩu thông minh, hạ tầng logistics xuyên biên giới, hệ thống liên vận giúp kết nối đồng bộ các trung tâm, khu công nghiệp, vùng nuôi trồng,... với các hub giao thông đường bộ, biển, cửa khẩu,...

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

MBS ước tính KQKD quý 1/2025 của 56 doanh nghiệp "hot": VHM, KBC, FRT, HAH, DBC dự báo lãi tăng đột biến, nhiều đại gia đầu ngành có thể "đi lùi"

MBS dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể ghi nhận mức tăng trưởng 17% so với cùng kỳ trong quý đầu năm. Mức tăng này được tính toán trên mức nền đang cao dần hỗ trợ bởi môi trường lãi suất thấp và sản xuất tiêu dùng tiếp tục phục hồi.

Lợi nhuận doanh nghiệp ngành bia dần cải thiện Doanh nghiệp nhiệt điện trong hệ sinh thái Geleximco lỗ nặng nhưng báo thành lãi gần 122 tỷ đồng

Quan điểm của PYN Elite Fund sau khi chốt lời FPT, CMG có gây tranh cãi?

Trong thế giới đầu tư, việc chốt lời là một phần không thể thiếu của chiến lược quản lý danh mục. Tuy nhiên, một hiện tượng đáng chú ý đã xuất hiện: một số nhà đầu tư lớn và quỹ đầu tư, sau khi thoái vốn khỏi các cổ phiếu, lại công khai đưa ra những bình

“Cá mập” Pyn Elite Fund gom hàng triệu cổ phiếu DBC và HAX Quỹ ngoại Pyn Elite Fund giảm sở hữu tại Dabaco xuống dưới 6%

HSBC thu xếp khoản vay không ràng buộc khoảng 40 triệu USD cho GELEX Hạ tầng

Đây là lần thứ hai HSBC thu xếp thành công giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc của SACE cho một doanh nghiệp Việt Nam, kể từ sau thương vụ với Nutifood vào năm 2021.

Dragon Capital liên tục bán cổ phiếu GEX, không còn là cổ đông lớn VN-Index ngắt chuỗi giảm điểm, nhà đầu tư “gom” mạnh cổ phiếu SIP, VIX và GEX

Xử phạt 2 cá nhân sử dụng 164 tài khoản để thao túng cổ phiếu bất động sản Phát Đạt (PDR)

Ngày 21/3/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thị Phương Thảo và ông Phan Thành Tâm về hành vi thao túng thị trường chứng khoán.

Doanh thu thuần hơn 8 tỷ đồng, Phát Đạt (PDR) báo lãi nhờ bán công ty liên kết Con gái chủ tịch Phát Đạt (PDR) không bán cổ phiếu như đã đăng ký

Vì sao cổ phiếu FPT giảm mạnh, vốn hóa “bốc hơi” 33.000 tỷ đồng?

FPT đang chịu áp lực bán đáng kể và hiện đang ở vùng giá thấp nhất kể từ giữa tháng 11 năm ngoái. Vốn hóa thị trường giảm 33.000 tỷ đồng so với đầu năm 2025.

Nhóm cổ phiếu công nghệ Viettel, FPT bứt phá mạnh trong năm 2024 FPT đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 hơn 3 tỷ USD, lợi nhuận năm thứ 5 liên tiếp tăng trưởng trên 20%