VPBank chuẩn bị phát hành ESOP, giá chưa bằng một nửa giá thị trường

Hiện, cổ phiếu VPB của VPBank đang được giao dịch quanh mức 22.000 đồng/cổ phiếu, gấp hơn 2 lần giá chào bán cho người lao động.

VPBank dự kiến chào bán hơn 30,2 triệu cổ phiếu quỹ cho cán bộ nhân viên.
VPBank dự kiến chào bán hơn 30,2 triệu cổ phiếu quỹ cho cán bộ nhân viên.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank (mã VPB) vừa có thông báo về việc triển khai phương án bán cổ phiếu quỹ theo chương trình lựa chọn cho cán bộ nhân viên năm 2023.

Theo đó, ngân hàng dự kiến dùng toàn bộ hơn 30,2 triệu cổ phiếu quỹ để chào bán cho nhân viên với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

Đối tượng được mua cổ phiếu là cán bộ nhân viên người Việt Nam đáp ứng quy định tại quy chế về việc chào bán cổ phiếu quỹ theo chương trình lựa chọn cho người lao động. Các thành viên HĐQT không điều hành không được mua cổ phiếu bán theo chương trình ESOP.

Hiện, cổ phiếu VPB của VPBank đang được giao dịch quanh mức 22.000 đồng/cổ phiếu, gấp hơn 2 lần giá chào bán cho người lao động.

VPBank cho biết, cổ phiếu quỹ được bán cho cán bộ nhân viên sẽ bị phong tỏa (hạn chế chuyển nhượng) tối đa 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán. Người mua có thể giải tỏa 30% số cổ phần sau 1 năm nắm giữ, sau 2 năm sẽ giải tỏa tiếp 35% và sau 3 năm sẽ giải tỏa 35% số cổ phần còn lại.

Quảng cáo

Thời gian thực hiện việc phát hành ESOP dự kiến ngay trong quý 3/2023. Tổng số tiền thu được dự kiến sau đợt phát hành là 302 tỷ đồng, sẽ được sử dụng bổ sung lưu động của ngân hàng.

Trong một diễn biến khác, VPBank mới đây vừa công bố thông tin về việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa lên 30% vốn điều lệ.

Ngân hàng cho biết, thời điểm chính thức điều chỉnh sẽ được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật và để đảm bảo thực hiện phương án chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài.

Trước đó, Hội đồng quản trị VPBank đã thông qua phương án chào bán cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Theo đó, ngân hàng sẽ phát hành hơn 1,19 tỷ cổ phiếu chào bán riêng lẻ cho Sumimoto Mitsui Banking Corp (SMBC), với giá dự kiến 30.159 đồng/cổ phiếu.

Số cổ phiếu trên tương đương 17,734% lượng cổ phần đang lưu hành của VPBank và 15% lượng cổ phiếu lưu hành sau khi chào bán thành công. Thời gian thực hiện trong quý 3, quý 4 năm nay.

Hồi giữa tháng 8 vừa qua, phía cơ quan quản lý là Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản chấp thuận cho SMBC mua cổ phần của VPBank.

Khoản đầu tư từ SMBC sẽ mang lại cho VPBank 35.900 tỷ đồng vốn cấp 1, nâng tổng vốn chủ sở hữu của ngân hàng từ 103.500 tỷ đồng lên xấp xỉ 140.000 tỷ đồng. Qua đó, đưa VPBank trở thành ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn thứ 2 tại Việt Nam, chỉ sau Vietcombank.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Sau 22 phiên giao dịch (từ ngày 23/10 - 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký.

Vinhomes tách công ty quy mô 18.500 tỷ đồng chuyên quản lý khu công nghiệp thành 3 công ty con 100 triệu cổ phiếu đầu tiên "về túi" Vinhomes trong thương vụ lịch sử của chứng khoán Việt Nam

Doanh nghiệp buôn thực phẩm mua 17,2 triệu cổ phiếu VIB, Chủ tịch Digiworld không còn là cổ đông lớn Viettel Construction

Công ty CP Đầu tư Phát triển Quang Kim báo cáo đã mua vào 17,2 triệu cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam vào ngày 11/11, nâng tỷ lệ sở hữu tại VIB lên 0,577%.

Viettel Construction (CTR) báo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận kỷ lục năm 2023 Viettel Construction báo lãi kỷ lục năm 2023

Nhiều động thái mới tại Tập đoàn FLC

FLC đã tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát; khởi động lại hàng loạt dự án trọng điểm, tích cực triển khai các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về pháp lý và tài chính cho các dự án.

FLC sau 2 năm tái cấu trúc: Đã cắt giảm 60% nhân sự, trả 4.400 tỷ đồng nợ vay Gần 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào cuối năm: Các công ty liên quan đến Vạn Thịnh Phát, Novaland, FLC đóng góp nghìn tỷ, LDG có Chủ tịch vừa bị khởi tố cũng sẽ phải trả hàng trăm tỷ