WinCommerce “ngược dòng” với chiến lược “giá tốt”

Wincommerce cam kết đồng hành cùng khách hàng, đảm bảo mức giá cạnh tranh so với thị trường, mang sản phẩm “giá tốt” tới người tiêu dùng ở cả khu vực thành thị và nông thôn.

Người tiêu dùng hưởng lợi từ chương trình Hội viên WiN, chương trình khuyến mại định kỳ
Người tiêu dùng hưởng lợi từ chương trình Hội viên WiN, chương trình khuyến mại định kỳ

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, bình quân 9 tháng đầu năm 2023, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,16% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,73%, tác động làm CPI chung tăng 0,24 điểm phần trăm.

Đầu vào tăng kéo giá bán lương thực thực phẩm hàng ngày tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi… tăng theo. Trong số đó, có một thương hiệu lội “ngược dòng” là WinCommerce của Tập đoàn Masan.

Giá bán cạnh tranh so với các đối thủ

Từ đầu năm đến nay, bất chấp những khó khăn và áp lực chi phí, giá đầu vào tăng, chuỗi bán lẻ WinCommerce luôn giữ “giá tốt”.

Theo khảo sát thực hiện tại các địa điểm gồm Hà Nội, Bình Dương, Tiền Giang, Hóc Môn, Đắk Lắk, Đan Phượng, Nghệ An… 8 tháng đầu năm 2023 các sản phẩm thiết yếu thuộc các ngành hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ, phi thực phẩm thuộc hệ thống Wincommerce đa phần có giá rẻ hơn so với mặt bằng chung thị trường.

Đặc biệt, với nhóm sản phẩm độc quyền WinEco và MEATDeli, khách hàng hội viên WIN sẽ có giá thấp nếu áp dụng chính sách tiết kiệm 20%.

Điều này đã được Masan cam kết tại ĐHĐCĐ thường niên 2023. Theo đó, Wincommerce sẽ đồng hành cùng khách hàng, đảm bảo mức giá cạnh tranh so với thị trường, mang sản phẩm “giá tốt” tới người tiêu dùng ở cả khu vực thành thị và nông thôn.

"Giá bán ngày hôm nay của chúng tôi rất cạnh tranh so với các đối thủ", Tổng Giám đốc WinCommerce Nguyễn Thị Phương từng khẳng định tại ĐHĐCĐ vừa qua. Ưu tiên hàng đầu của WinCommerce theo bà Phương là cung ứng hàng hóa tươi ngon thượng hạng tới người tiêu dùng với giá thành phải chăng.

chuong-trinh-hoi-vien-win-tiet-kiem-20-ca-nam-cho-toan-bo-san-pham-rau-sach-wineco-9835.jpg
Chương trình hội viên WiN tiết kiệm 20% cả năm cho toàn bộ sản phẩm rau sạch WinEco

CTCP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp WinCommerce là thành viên thuộc Tập đoàn Masan, được biết đến là hệ thống bán lẻ có độ phủ lớn nhất toàn quốc với hệ thống hơn 3.500 siêu thị WinMart và cửa hàng WinMart+, WIN trên 62 tỉnh thành tại Việt Nam.

Chiến lược giá cạnh tranh của Masan chia làm hai mục chính là “giá tốt” và “giá rẻ”. Trong đó, chính sách “giá tốt” được Wincommerce áp dụng cho khu vực thành thị, cho các sản phẩm thiết yếu thuộc các ngành hàng (thực phẩm tươi sống/thực phẩm công nghệ/phi thực phẩm). Đặc biệt với nhóm sản phẩm độc quyền WinEco và MEATDeli có giá rất tốt do được áp dụng chương trình khuyến mại Hội viên triển khai cả năm.

Quảng cáo
diem-nhan-noi-bat-tai-winmart-rural-la-u-dao-trung-bay-nhu-yeu-pham-co-gia-luon-re-354.jpg
Điểm nhấn nổi bật tại WinMart+ Rural là ụ đảo trưng bày nhu yếu phẩm có giá luôn rẻ

Chính sách “giá rẻ” được áp dụng ở khu vực nông thôn, vùng ven tỉnh thành với phương châm là “rẻ hơn - chất lượng hơn”. Tại WinMart+ ở các tỉnh vùng nông thôn, Masan triển khai ụ đảo hero items - trưng bày 100 sản phẩm giá luôn rẻ, đặc biệt là một số mặt hàng thực phẩm công nghệ và phi thực phẩm: Gạo Ngọc Nương (hàng nhãn riêng của WinMart), nước tương Chinsu, mì Kokomi (sản phẩm Masan), giấy ăn, nước giặt/xả (WinMart Good)...

Còn các mặt hàng rau WinEco - luôn rẻ hơn so với mặt bằng chung với ưu đãi 20% Hội viên WIN.

Nỗ lực mang “giá tốt” tới người dùng

Để có được “giá tốt”, Masan đã hợp tác kết nối với các nhà cung cấp uy tín, thu mua với sản lượng lớn nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp ổn định đầu ra cũng như đảm bảo sản lượng cung ứng tới người tiêu dùng; song song thu mua trực tiếp hỗ trợ giảm giá thành sản phẩm.

Cụ thể, tập đoàn đã thông qua các chương trình, diễn đàn kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản vùng, miền để chủ động kết nối với các nhà cung cấp, đang hợp tác với hơn 200 nhà cung cấp nông sản.

Wincommerce cũng ký kết hợp đồng mua bán dài hạn với các nhà cung cấp, hợp tác xã, hộ nông dân để đảm bảo nguồn cung ứng; hay ký kết trực tiếp với các nhà cung cấp nước ngoài, giảm bớt khâu trung gian, từ đó giảm giá thành sản phẩm.

Ngoài ra, Wincommerce còn có 4 bí quyết khác trong cuộc chơi “giá tốt”. Bí quyết đầu tiên là chuỗi logistics nội bộ - Supra. Được ra mắt vào năm 2022, Supra đã hỗ trợ tiết giảm 13% chi phí logistics đối với hàng hóa được giao qua hệ thống DC của Supra.

Hệ thống đang cung ứng hàng hóa tới mạng lưới 3.500 siêu thị và cửa hàng WinMart/WinMart+/WIN thông qua 10 cụm kho (bao gồm kho lạnh và kho khô) trên cả 3 miền. Hiện, sản lượng hàng giao qua kho Supra chiếm khoảng 60% tổng sản lượng hàng hóa của WinCommerce.

wincommerce-chinh-phuc-thi-truong-nong-thon-voi-mo-hinh-winmart-moi-6676.jpg
WinCommerce chinh phục thị trường nông thôn với mô hình WinMart+ mới

Bí quyết thứ hai là tăng độ phủ và phát triển kinh tế địa phương. Trung bình WinCommerce thu mua và tiêu thụ 83.000 tấn nông sản nội địa mỗi năm, từ đó đảm bảo chất lượng và giá thành sản phẩm. Trong thời gian tới, WinCommerce sẽ còn hợp tác với các địa phương khác như tỉnh Hòa Bình để đẩy mạnh các sản phẩm cam Cao Phong, cá Sông Đà, măng Kim Bôi,...

Thứ ba là chương trình khuyến mại, ưu đãi bùng nổ quanh năm. Trong đó, ấn tượng nhất là hội viên Win được ưu đãi tiết kiệm 20% khi mua sản phẩm của WinEco và MEATDeli. Hay tại WinMart+ Rural, hàng tháng sẽ có top 5 các sản phẩm Hero đa dạng mọi ngành hàng với mức “giá tốt nhất” cho người tiêu dùng tại địa phương.

Cuối cùng là đẩy mạnh hàng nhãn riêng. WinCommerce đã và đang phát triển các hàng nhãn riêng đặc trưng bao gồm: Gạo Ngọc Nương, WinMart Good (thực phẩm khô), WinMart Cook (thực phẩm chế biến), WinMart Home (đồ gia dụng), WinMart Care (chăm sóc cá nhân) có giá thành rẻ hơn 10-20% so với các sản phẩm cùng phân khúc trên thị trường.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng trở thành người Việt Nam đầu tiên sở hữu khối tài sản lên đến 9 tỷ USD

Cổ phiếu VIC tăng hơn 30% kể từ sau ĐHĐCĐ thường niên, đẩy giá trị tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng mạnh. Cập nhật từ Forbes, ông Vượng trở thành người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử sở hữu khối tài sản lên đến 9 tỷ USD.

Xếp cao hơn cả Elon Musk, ông Phạm Nhật Vượng lọt top 50 người có tầm ảnh hưởng đến ngành ô tô toàn cầu năm 2024 Ngôi vương đổi chủ trong Top20 lợi nhuận 2024, mình tỷ phú Phạm Nhật Vượng 'địch lại' nhóm ngân hàng

LPBank chuẩn bị chi gần 7.500 tỷ đồng chi cổ tức ngay trong tháng 5

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam - LPBank (mã LPB) vừa có Nghị quyết về việc triển khai kế hoạch chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền theo phương án đã được Đại hội đồng thường niên năm 2025 thông qua.

LPBank bất ngờ muốn chi gần 10.000 tỷ đồng để trở thành cổ đông của FPT LPBank bất ngờ muốn chuyển Trụ sở chính, sẽ mua 5% vốn cổ phần FPT

Chủ tịch HĐQT FPT Retail: “Trung tâm tiêm chủng Long Châu không cạnh tranh bằng cách giành khách công ty khác”

Tỷ lệ bao phủ vaccine tại Việt Nam khoảng 4% dân số, trong khi một số quốc gia láng giềng thậm chí lên đến 30-40%. Bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch HĐQT FRT cho biết, FRT không cạnh tranh bằng cách giành khách từ công ty khác mà tăng nhận thức của người dân,

Cổ phiếu FPT Retail (FRT) lập đỉnh giá mới “Đem tiền” đầu tư lượng lớn cổ phiếu MWG, HPG, FRT, một doanh nghiệp tạm lãi gần 200 tỷ đồng

Cổ phiếu tăng gần 20% từ đáy, Hòa Phát công bố lượng tiêu thụ thép quý 1 tăng 29% lên 2,38 triệu

Trong đó, thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 993.000 tấn, tăng 23% so với quý đầu 2024. Riêng sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng trong quý 1 tại thị trường nội địa đạt 874.000 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.

Không phải Hòa Phát, Nam Kim, CTCK dự báo lợi nhuận một công ty thép có thể tăng trưởng đột biến trong năm 2024 Hòa Phát lãi sau thuế quý 4 giảm nhẹ xuống 2.800 tỷ, cả năm 2024 tăng trưởng 77%

Eximbank đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2025 gần 5.200 tỷ đồng, tăng trên 23%

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, với nhiều mục tiêu quan trọng, trong đó, nhắm đích lợi nhuận 5.188 tỷ đồng, tăng 23,8% so với 2024.

Trước ĐHĐCĐ bất thường tại Hà Nội vào ngày 28/11, Eximbank hoàn tất tăng vốn lên gần 18.700 tỷ đồng Eximbank tiếp tục họp cổ đông bất thường, muốn sửa đổi Điều lệ ngân hàng